Khi bố thí, ngươi đừng để tay trái biết
việc tay phải làm.
Mt 6: 3
Lời này áp dụng cho đức bác ái, cũng như cho sự hạnh phúc và sự thánh thiện. Bạn không thể nói bạn hạnh phúc, bởi vì ngay khi bạn ý thức về sự hạnh phúc của bạn thì bạn không còn hạnh phúc nữa. Điều bạn gọi là kinh nghiệm về hạnh phúc không phải là chính hạnh phúc, nhưng là sự kích động và xao xuyến được một người, một vật hoặc một biến cố nào đó tạo ra mà thôi. Hạnh phúc thật không thể được tạo ra. Bạn hạnh phúc không vì một nguyên nhân nào cả. Và hạnh phúc đích thực không thể được trải nghiệm. Hạnh phúc không nằm trong lãnh vực của ý thức. Nó là điều người ta không thể tự ý thức được nơi bản thân.
Lời này áp dụng cho đức bác ái, cũng như cho sự hạnh phúc và sự thánh thiện. Bạn không thể nói bạn hạnh phúc, bởi vì ngay khi bạn ý thức về sự hạnh phúc của bạn thì bạn không còn hạnh phúc nữa. Điều bạn gọi là kinh nghiệm về hạnh phúc không phải là chính hạnh phúc, nhưng là sự kích động và xao xuyến được một người, một vật hoặc một biến cố nào đó tạo ra mà thôi. Hạnh phúc thật không thể được tạo ra. Bạn hạnh phúc không vì một nguyên nhân nào cả. Và hạnh phúc đích thực không thể được trải nghiệm. Hạnh phúc không nằm trong lãnh vực của ý thức. Nó là điều người ta không thể tự ý thức được nơi bản thân.
Sự thánh thiện cũng vậy. Ngay khi bạn ý thức về sự thánh thiện của mình, thì sự thánh thiện ấy bị hư hoại và trở nên sự tự mãn. Tay trái bạn không biết về hành vi tay phải của bạn đang làm là tốt lành hay đáng công. Bạn chỉ làm việc ấy xem ra tự nhiên phải làm như vậy. Bạn hãy dành một khoảng thời gian để ngẫm nghĩ về điều này: tất cả nhân đức mà bạn có thể nhìn thấy nơi mình không phải là nhân đức gì cả, nhưng là điều mà bạn đã khôn lanh vun đắp, đã tạo ra và cưỡng đặt vào bản thân của bạn. Nếu đó là nhân đức thật, có lẽ bạn đã hoan hưởng nó một cách hoàn toàn và cảm thấy nó một cách tự nhiên đến độ bạn không hề nghĩ đó là nhân đức gì cả. Vậy, phẩm tính đầu tiên của sự thánh thiện là đặc tính đương sự không tự ý thức được.
Phẩm tính thứ hai là đặc tính phi nỗ lực của nó. Nỗ lực có thể làm thay đổi lối sống của bạn, chứ không thể thay đổi con người của bạn. Bạn hãy nghĩ về điều này: Nỗ lực có thể đưa thức ăn vào miệng bạn, nhưng không thể tạo ra được sự ngon miệng; nó có thể giữ bạn trên gường, nhưng không thể tạo ra giấc ngủ; nó có thể làm cho bạn giãi bày bí mật cho người khác, nhưng không thể tạo ra sự thật; nó có thể ép bạn phải thốt ra một lời khen ngợi, nhưng không thể tạo ra một sự thán phục tận thâm tâm; nỗ lực có thể thực hiện những hành vi phục vụ, nhưng không thể tạo ra được tình yêu hoặc sự thánh thiện.
Tất cả những gì bạn có thể đạt được nhờ nỗ lực là sự cưỡng đặt, chứ khong phải là sự thay đổi và tiến bộ thực sự. Sự thay đổi chỉ có thể được tạo ra nhờ sự nhận thức và hiểu biết. Hãy hiểu biết nỗi khổ sở và nó sẽ tiêu tan - điều sinh ra là trạng thái hạnh phúc. Hãy hiểu biết thói kiêu căng của bạn, và nó sẽ bớt đi - điều sinh ra là sự khiêm tốn. Hãy hiểu biết những nỗi sợ hãi của bạn, và chúng sẽ biến mất - trạng thái sinh ra là tình yêu. Hãy hiểu biết những sự dính bén của bạn, và chúng sẽ tan biến - kết quả sẽ là sự tự do. Tình yêu, tự do, và hạnh phúc không phải là những vật bạn có thể trồng cấy và sản xuất được. Ngay cả hiểu biết chúng đích thực là gì bạn cũng không thể làm nổi. Tất cả những gì bạn có thể làm được là quan sát những gì đối lập với chúng, và qua sự quan sát, bạn làm cho những điều đối lập ấy chấm dứt.
Sự thánh thiện còn có một phẩm tính thứ ba: Người ta không thể ham hố. Nếu bạn ao ước hạnh phúc, bạn sẽ lo lắng kẻo không đạt được hạnh phúc. Lúc nào bạn cũng sống trong tình trạng không thỏa. Tình trạng không thỏa và sự ưu tư sẽ giết chết hạnh phúc mà chúng ta cất bước tìm kiếm. Khi bạn ham hố sự thánh thiện cho bản thân, bạn nuôi nấng chính thói tham lam và tham vọng làm cho bạn trở nên ích kỷ, háo danh, và không còn thánh thiện nữa.
Đây là điều bạn phải hiểu: Có hai nguồn mạch tạo nên sự biến đổi trong bạn.
Một là sự khôn lanh của cái tôi nơi bạn, thúc đẩy bạn đến chỗ nỗ lực để trở thành một cái gì đó không phải là cái mà Thiên Chúa muốn về bạn, để cáo tôi của bạn có thể đạt được một bước đà, để nó có thể tự tôn vinh bản thân.
Hai là sự khôn ngoan của Tự Nhiên. Nhờ sự khôn ngoan này, bạn sẽ nhận thức, sẽ hiểu biết chính sự khôn ngoan ấy. Đó là tất cả những gì bạn phải làm, rồi hãy giao phó sự biến đổi - hình thái, cách thức, tốc độ, thời gian biến đổi - cho Thực Tại và cho Tự Nhiên.
Cái tôi của bạn là một thợ máy tài tình, nhưng nó không thể sáng tạo. Nó đi tìm những phương pháp, những ký thuật, và sản xuất những con người mệnh danh là thánh thiện, nhưng khô cằn, cứng nhắc, máy móc, vô hồn, và bất nhẫn với người khác cũng như với chính bản thân của họ. Họ là những con người bạo lực, đối lập với chính sự thánh thiện và yêu thương. Loại người "thánh thiện" kiểu ấy, những người ý thức về sự "thánh thiện" của cái tôi họ, nhưng rồi họ vẫn xông lên đóng đinh Đấng Cứu Thế.
Tự Nhiên không phải là một thợ máy. Tự Nhiên có khả năng sáng tạo. Bạn sẽ trở thành một người có khả năng sáng tạo, chứ không phải là một thợ máy tinh quái, khi nào bạn biết phó thác - không tham lam, không tham vọng, không ưu tư, không háu hức cố gắng, kiếm chác, tiến thân, thành đạt. Tất cả là một sự nhận thức sắc bén, nhanh nhạy, xuyên thấu, và tỉnh thức làm tan biến tất cả cái ngu xuẩn và ích kỷ của ta, tất cả những quyến luyến và sợ hãi của ta. Những sự biến đổi kế tiếp không phải là kết quả do những dự phóng và những nỗ lực của bạn, nhưng là thành quả của Tự Nhiên, tác nhân thúc bách những chương trình và ý chí của bạn. Và qua đó, không chừa lại một chỗ nào cho sự cảm hưởng về công trạng và thành tựu, hoặc ngay cả sự ý thức của tay trái về những điều Thực Tại đang thực hiện qua tay phải của bạn.
Nguyên tác: The Way To Love
Tác giả: Anthony de Mello, S.J.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét