Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

Những Ý Tưởng Về Giáng Sinh

Giáng Sinh chính là mỗi khi bạn để Chúa yêu thương tha nhân thông qua bạn… Giáng Sinh chính là mỗi khi bạn cười với người anh em của bạn và sẵn sàng giúp đỡ họ. - Mẹ Têrêsa

***

Bạn nên làm cho Mùa Giáng Sinh trở thành một dịp không phải chỉ để cho đi những món quà vật chất nhưng là dịp cho đi điều ý nghĩa hơn rất nhiều - cho đi chính bản thân bạn. - J.C. Penney

***

Lẽ dĩ nhiên, Giáng Sinh là mùa của niềm vui, nhưng cũng là thời gian đúng lúc để nghĩ về những ai không có được niềm vui. - Helen Valetine

***

Tinh thần của Giánh Sinh - tình yêu - thay đổi con tim và cuộc sống. - Pat Boone

***

Chính Giáng Sinh nơi tâm hồn làm lan toả Giáng Sinh trên không trung. - W.T. Ellis

***
 
Giáng Sinh chính là khi tình yêu ngự trị,
Và tình yêu có thể làm bất cứ điều gì! - Khuyết danh

***

Nhân loại là một đại gia đình với mọi chủng tộc và tín ngưỡng. Mỗi một Giáng Sinh, khi chúng ta suy ngẫm về tình yêu của Chúa, chúng ta được gợi nhớ rằng chúng ta chính là anh em của nhau. - V. Kaskow

***

Giáng Sinh không chỉ là thời điểm của tiệc tùng và vui chơi. Giáng Sinh mang ý nghĩa nhiều hơn thế. Đó chính là dịp suy tư về những gì vĩnh hằng. Tinh thần của Giáng Sinh chính là tinh thần cho đi và tha thứ. - J.C. Penny

***

Hãy hỏi con cái của bạn hai câu hỏi vào dịp Giáng Sinh này: Câu hỏi thứ nhất: “Con muốn cho người khác những gì vào Giáng Sinh này?”. Câu hỏi thứ hai: “Con muốn gì vào Giáng Sinh này? Câu hỏi đầu tiên khuyến khích một trái tim quảng đại và biết chú ý đến người xung quanh. Câu hỏi thứ hai có thể làm nảy sinh sự ích kỷ của con bạn nếu nó không được làm lắng dịu bởi câu hỏi thứ nhất. - Khuyết danh

***
Giáng Sinh sẽ là một Giáng Sinh thật sự nhất khi bạn kỷ niệm nó bằng cách mang ánh sáng tình yêu đến với những ai cần nó nhất. - Ruth Carter Stapleton

***

Cho đi và không cảm thấy mình đã cho đi chính là cách cho đi tốt nhất trong tất cả các cách cho đi. - Max Beerbohm

***

Kích cỡ của món quà không quan trọng, nhưng điều quan trọng chính là tấm lòng trao tặng món quà ấy. - Eileen Elias Freeman

***

Hãy là một thiên thần đối với ai đó khi bạn có thể, đó chính là cách tạ ơn Chúa về sự giúp đỡ mà một thiên thần khác đã mang đến cho bạn. - Eileen Elias Freeman
 

Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012

Mỉm cười để đón nhận tất cả...

Khi tất cả mọi chuyện đau buồn đổ lên đầu bạn, hãy mỉm cười để đón nhận nó, vì chỉ có như thế, bạn mới có thêm dũng khí để bước tiếp con đường đời mà mình đã chọn…

Khi có một chuyện thật vui đến với bạn, hãy mỉm cười để đón nhận nó, để niềm vui, niềm hạnh phúc được nhân đôi, để mọi người có thể vui cùng niềm vui của bạn…

Khi có một ai đó rời xa cuộc đời của bạn, hãy mỉm cười để chia tay họ, vì dù cho đó là một cái kết thúc vui hay buồn, thì nó cũng là một cái kết thúc, và ngay sau nó là một khởi đầu mới cho cả hai người, mỉm cười để chúc cho cái khởi đầu ấy sẽ thật tươi sáng và vui vẻ…

Khi có một ai đó đến với cuộc đời bạn, hãy mỉm cười để chào đón họ, để chúc cho tình cảm giữa hai người sẽ thật tốt đẹp, để họ sẽ không bao giờ phải nói lời chia tay với bạn như bao người trước đó…

Khi bạn đánh mất niềm tin vào một người nào đó, hãy mỉm cười để chấp nhận điều ấy. Ai cũng là con người, cũng có lúc sai lầm, có lúc vấp ngã, và hãy mỉm cười để biết rằng mình đã hiểu họ thêm một phần…

Khi bạn cảm thấy quá mệt mỏi vì cuộc sống, hãy mỉm cười để cảm nhận tình yêu mới sẽ lại đến với mình. Bạn sẽ không thể đón nhận tình yêu cuộc sống khi trong lòng bạn ngập tràn trong thù hận hay đớn đau. Và một nụ cười sẽ xoá đi tất cả…

Khi bạn chợt nghĩ về tương lai mù mịt phía trước, và bạn không biết cuộc đời bạn sẽ đi về đâu, hãy mỉm cười để cho mình một phút hy vọng. Mỉm cười để nhận ra rằng chúng ta có cả một ngày hôm nay để chuẩn bị thật tốt cho ngày mai, hãy sống thật tốt, thật hạnh phúc, vì chẳng ai dám chắc mình còn có ngày mai…

Khi tình yêu không đến với bạn, hãy mỉm cười để chào tạm biệt nó. Vì đơn giản là tình yêu đó chưa chọn bạn để ở lại mà thôi. Và dù cho người bạn yêu không đáp lại tình cảm của bạn, thì bạn cũng hãy mỉm cười vì biết rằng trong trái tim bạn đã có nó rồi…

Khi mỗi ngày mới đến với cuộc đời bạn, hãy mỉm cười để cảm ơn cuộc đời đã cho bạn thêm một ngày để được yêu thương, để có thêm thời gian nói với những người bạn yêu quý rằng bạn dành cho họ nhiều tình cảm đến mức nào…

Khi bạn gặp một vấn đề thật khó khăn để giải quyết, hãy mỉm cười để giữ cho tinh thần mình được bình tĩnh. Và như thế vấn đề sẽ dễ hơn trước nhiều…

Khi một người nào đó đang buồn và muốn tâm sự với bạn, hãy mỉm cười với họ để cho họ thêm một chút niềm tin vào cuộc sống. Những người không thể cười là những người cần nụ cười hơn bao giờ hết. Một nụ cười sẽ không làm nghèo đi người cho nó, nhưng sẽ làm người nhận nó giàu thêm. Đó là cái vốn quý nhất mà Thượng Đế ban tặng cho mỗi chúng ta…

Khi bạn bị tổn thương, hãy mỉm cười để hàn gắn nó lại. Thời gian sẽ là liều thuốc tốt nhất để làm lành vết thương ấy, nhưng dù gì thì nó cũng đề lại vết sẹo trong cuộc đời bạn. Hãy mỉm cười để xoá đi vết sẹo ấy. Vì chỉ khi tha thứ cho người khác, ta mới có thể tha thứ cho chính mình, để cái quá khứ đau thương kia chìm vào dĩ vãng…

Vậy, nếu bạn buồn đau hay hạnh phúc, thất vọng hay hi vọng, mệt mỏi hay tràn đầy niềm tin, hãy luôn luôn mỉm cười, mỉm cười để nhận ra rằng tất cả những cảm xúc ấy chính là món quà mà cuộc đời đem đến cho bạn. Và chính từ những món quà ấy mà chúng ta cảm nhận được chúng ta thật hạnh phúc khi được làm một con người, được biết thế nào là vui buồn, là xúc động. Hãy trân trọng và nâng niu từng phút giây của cuộc đời mình, sống thật tốt, thật xứng đáng ngay từ ngày hôm nay, để khi nó qua đi, để khi ngày mai đến, bạn sẽ không bao giờ phải dùng đến 2 từ “hối tiếc”… Và hãy cười, cười nhiều hơn nữa, vì ít nhất thì trong mắt một ai đó, nụ cười của bạn đáng giá hơn ngàn lần những nỗi đau khổ mà họ đã từng phải trải qua trong cuộc đời...

Sưu tầm

Thứ Tư, 5 tháng 12, 2012

CHÚNG TA LÀ NHỮNG CỨU TINH CỦA CHÍNH MÌNH (CHẾT TRONG AN BÌNH)

TỳKheo Visuddhacara – Thích dịch.
Ðôi khi là một nhà sư tôi được yêu cầu đến tụng kinh cho tang lễ. Tôi cảm thấy buồn cho gia quyến của người chết nhưng đôi khi tôi cũng cảm thấy không giúp được gì vì có quá nhiều khó xử trong vai trò của một nhà sư đi tụng kinh đám tang.
Một ngày nọ, một phụ nữ trẻ tuổi đến gặp tôi. Cha cô mới chết sáng hôm đó. Ông mới chỉ 42 tuổi. Cô nói với tôi bằng tiếng Phúc Kiến: “Xin mời thầy đến tụng kinh. Xin thầy mở con đường cho cha tôi”. Tôi nhìn cô ta với tất cả tấm lòng từ bi mà tôi có thể tập trung. Tôi có thể cảm thấy sự bối rối và đau khổ của cô. Cô khoảng chừng 20 tuổi và là một người con gái có hiếu. Trong thâm tâm tôi nói thầm với mình: “Trời ơi tôi sẽ mở đường cho người như thế nào đây? Con đường tưởng tượng nào tôi sẽ vẽ trong không khí cho hồn tưởng tượng đặt chân lên? Làm sao tôi có thể nói với người phụ nữ trẻ tuổi tội nghiệp đang ở trong tình trạng buồn phiền và bối rối rằng:” không có con đường nào như cô có lẽ đã tưởng tượng như thế?”.
Ðức Phật cũng có lần ở trong tình thế như vậy và Ngài đã trả lời ra sao?
Một hôm một người trẻ tuổi lại gần Ðức Phật và hỏi Ngài: “Bạch Thế Tôn, cha con chết. Xin mời Ðức Phật đến và cầu nguyện cho cha con, cứu độ linh hồn ông ấy để ông ấy có thể đi lên thiên đàng. Những người Bà La Môn cử hành những nghi thức này nhưng Ðức Phật lại còn mạnh hơn họ nhiều. Nếu Ngài sẽ làm điều đó, chắc chắn hồn cha con sẽ bay thẳng về thiên đàng”.
Ðức Phật trả lời, “Rất tốt, hãy đi ra chợ và đem về cho ta hai cái bình đất và một ít bơ”. Người trẻ tuổi sung sướng vì Ðức Phật đã hạ cố thi hành một số thần thông để cứu linh hồn cha của mình. Anh ta vội vã đi ra phố và mua các thứ mà Ðức Phật bảo. Ðức Phật chỉ dẫn cho anh ta để bơ vào một bình và để đá vào bình kia. Rồi ném cả hai bình đó xuống ao. Người trẻ tuổi làm theo và cả hai bình đều chìm xuống đáy ao. Rồi Ðức Phật tiếp tục: “Bây giờ hãy lấy một cái gậy và đập vỡ hai bình đó ở dưới ao”. Người trẻ tuổi làm theo. Hai cái bình bị đập vỡ và bơ thì nhẹ đã nổi lên còn hòn đá vì nặng nên vẫn ở dưới đáy ao.
Rồi Ðức Phật nói: “Bây giờ nhanh lên đi tập họp tất cả những thầy tu. Hãy nói với họ đến và tụng kinh để bơ chìm xuống và viên đá nổi lên.” Người trẻ tuổi nhìn Ðức Phật, sửng sốt, nói, “Bạch Ðức Thế Tôn, Ngài có nói thật không ạ. Chắc chắn Ngài không thể trông chờ bơ nhẹ mà chìm và đá nặng mà nổi. Ðiều đó ngược lại với qui luật tự nhiên.”
Ðức Phật mỉm cười và nói: “Này con, con đã thấy nếu cha con có một cuộc đời LƯƠNG THIỆN thì những HÀNH VI của ông cũng nhẹ như bơ cho dù thế nào thì ông cũng lên thiên đàng. Không ai có thể cản được, ngay cả đến ta. Không ai có thể chống lại NGHIỆP luật thiên nhiên.
Nhưng nếu cha ngươi có một cuộc đời BẤT THIỆN thì cũng giống như hòn đá nặng, cha ngươi sẽ bị chìm vào địa ngục. Dù tụng kinh nhiều đến đâu đi nữa bởi tất cả các thầy tu trên thế giới này cũng không thể gây thành khác được.”
Người trẻ tuổi hiểu rõ. Anh chữa lại quan niệm sai lầm của anh và ngừng đi loanh quanh đòi hỏi cái không thể được.
Nụ cười của Ðức Phật đã đi tới điểm: Không ai có thể cứu chúng ta, tối thiểu của tất cả sau khi chúng ta chết. Theo NGHIỆP luật, chúng ta là sở hữu chủ của những hành vi của chúng ta, chúng ta là người thừa hưởng những hành vi của chúng ta. Những hành vi của chúng ta thực sự là tài sản của chúng ta. Chúng là chỗ nương tựa thực sự của chúng ta, là những thân nhân thực sự của chúng ta. Chúng là trung tâm từ đó chúng ta xuất phát.
Khi chúng ta chết, chúng ta không mang được dù chỉ có một xu với chúng ta, hay bất cứ thứ đồ gì của cá nhân chúng ta. Cũng chẳng có thể mang được một trong những người thân để cùng đi với chúng ta. Giống như chúng ta đến một mình theo NGHIỆP của chúng ta thì chúng ta cũng phải ra đi một mình.
Nếu chúng ta hiểu rõ NGHIỆP luật, thì chúng ta sẽ cảm niệm thấy sống một cuộc đời LƯƠNG THIỆN quan trọng đến như thế nào trong khi chúng ta còn sống. Ðợi đến lúc chết thì sẽ quá muộn. Có một chút gì đó có thể làm được..