Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2011

Những Biểu Tượng Và Ý Nghĩa Mùa Phục Sinh

alt

Nguồn gốc Lễ Phục sinh

Theo phong tục và dân tộc tính ở các nước Trung Âu châu (Đức, Pháp, Áo, Hòa Lan, Bỉ, Lúc Xăm Bua, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha.. ) sau mùa đông giá lạnh, xuân về có ánh nắng mặt trời ấm áp làm đời sống vui tươi hơn. Mùa Phục sinh bắt đầu vào ngày rằm tháng đầu của mùa xuân.

Lễ Phục sinh bắt nguồn từ ngày Chuá Jesus bị đóng đinh trên Thập tự giá giá và sống lại, biểu tượng cho sự sống và sự phì nhiêu phong phú. Thời xa xưa người ta gọi lễ hội mùa xuân (Frühlingsfest / spring festival) hay "Ostarum" người Đức gọi là "Ostara" và danh từ "Ostern/ Easter" nguồn gốc từ chữ "Ost/ East" hướng về phương đông mùa xuân mặt trời sắp lên, người Do Thái gọi ngày lễ này là "Paschafest" Người Ai Cập (Ägypter) gọi là "Osterlamm/ paschal lamb)" cũng nhằm ngày rằm đầu tiên mùa xuân, họ giết cừu ăn mừng được giải phóng khỏi sự đàn áp, thoát khỏi thân phận nô lệ.

Hội nghị về Tôn giáo ở Niazäa năm 325 công nhận lễ hội mùa xuân, là ngày Lễ Phục sinh sau khi Chúa sống lại cho đến năm 1094 Oster Fest vui chơi 4 ngày rồi sau đó 3 ngày, nhưng đến nay chỉ còn lại 2 ngày.

Lửa Phục sinh

Người ở vùng quê sống đời nông nghiệp vui mừng mùa đông giá lạnh đi qua, xuân đến bắt đầu gieo trồng rồi gặt hái, nguồn gốc lửa phục sinh ngày xưa được đốt lên từ những cánh đồng trong đêm đầu tiên phục sinh, từ đó sẽ thắp lên ánh nến phục sinh. Ngọn lửa sưởi ấm mùa đông dài lạnh lẽo vì thời xa xưa không đủ tiện nghi như ngày nay có lò sưởi điện.. Người Ai Cập từng tôn thờ thần mặt trời xem ánh lửa như thần thiêng. Miền bắc Na Uy không có mặt trời, mặt trời tái xuất hiện vào cuối tháng giêng khoảng 4 phút, học sinh ở Trombo nghỉ học một ngày để chào mừng ánh mặt trời, ngược lại mùa hè đêm 23 tháng 7 thì mặt trời không hề lặn, không có mặt trời thì trên trái đất nầy sẽ không có sự sống, vì thế ánh lửa phục sinh cũng là nguồn sống của con người, lửa phục sinh tượng trưng cho ánh sáng mới mà Chúa đã mang đến cho con người. Từ năm 750 ở Pháp đã có phong tục đốt lửa phục sinh. Đến thế kỷ thứ 11 ở Đức đã dùng ánh lửa như một sự dâng hiến trong các nghi lễ về Tôn giáo.

Nến Phục sinh

Cơ Đốc giáo từ xa xưa đã sử dụng nến đốt sáng trên bàn thờ. Năm 384 lần đầu tiên ở Piacenca thánh Hieronymus (347- 419) viết trong thư Tôn đồ về ý nghiã biểu tượng của nến phục sinh là sự sống, đến năm 417 Giáo Hoàng Zosimus cùng công nhận biểu tượng đó là sự chết và sống lại của Chúa Jesus. Từ thế kỷ thứ 7 Giáo hội La Mã công nhận và sử dụng nến phục sinh cho đến thế kỷ thứ 10 được hầu khắp các quốc gia theo Cơ Đốc giáo sử dụng cho đến thế giới ngày nay .

Nến Phục sinh được đốt lên từ đống lửa trước nhà thờ trong đêm Phục sinh được thánh hóa theo phong tục lâu đời. Nến đốt sáng được rước vào nhà thờ, tín đồ sẽ thắp nến của mình từ cây nến phục sinh cả nhà thờ được rực sáng bởi ánh nến là dấu hiệu của sự sống, chiến thắng được tội lỗi và sự chết. Mọi người reo mừng "Christus ist das Licht- Gott sei ewig Dank". Ngày phục sinh cây nến có ghi hình thánh giá hay khắc tia ánh sáng mặt trời hay dòng nước.. Trên nến có cắm 5 dấu đinh, phía trên ghi mẫu tự Alpha và bên dưới mẫu tự Omega với ý nghiã đầu tiên và cuối cùng của tiếng Hy Lạp, tượng trưng cho Chúa Jesus là khởi đầu và cuối cùng, chung quanh cây nến ghi năm để nói lên " Chúa Jesus là Đấng Cứu độ từ khởi đầu, hôm nay và mãi mãi.

Trứng Phục sinh

Từ thế kỷ thứ 12, thứ Bảy Tuần thánh Ostersamstag người ta nấu trứng gà chín và sơn màu sắc sặc sở với những ý nghiã đẹp : màu đỏ tượng trưng cho may mắn, màu xanh cho hy vọng, trẻ trung vô tội, màu vàng cho sự khôn ngoan, màu trắng cho thanh bạch màu cam cho sức mạnh... bỏ trứng trong giỏ với những thức ăn khác mang đến nhà thờ. Trứng còn biểu tượng cho sự khởi nguyên của sự sống, bởi vậy theo truyền thuyết người chết được tẩm liệm người ta để trong quan tài một cái trứng biểu tượng cho cứu chuộc và sự sống đời sau, trên quan tài người chết thường cúng cơm có trứng gà. Người ta quan niệm con gà con tự mổ vỏ trứng chui ra, Chúa Jesus bị hành hạ đánh đập qua những đoạn đường dài khổ cực vác thập giá rồi bị đóng đinh chết an táng trong ngôi mộ đá đã đập vỡ cửa mồ và sống lại.

Thỏ Phục sinh

Các chuyện thần thoại hay trong dân gian đều có chuyện vui giúp đời như con thỏ là con vật hiền lành không làm hại sinh vật nào. Thỏ không có khả năng tấn công hoặc gây nguy hại cho các loài động vật khác, nhưng lại thường xuyên bị những con như sói, báo, chim ưng, cú... uy hiếp. Chính vì vậy, thỏ thường xuyên phải vểnh tai để chú ý xem bốn phía chung quanh có động tĩnh gì không, nhằm đề phòng bất trắc. Trong hoàn cảnh khắp nơi là kẻ địch như vậy, nên đôi tai của thỏ đặc biệt to dài nghe rất thính để chạy trốn khi nghe tìếng động trước sự tấn công.

Nữ thần ái tình Hy Lạp "Liebesgưttin Aphrodite" cho đến Nữ Thổ Thần Nhật Nhĩ Nam "Erdgưttin Holda" đều yêu chuộng thỏ. Ở Byzanz Tây Ban Nha các nhà biểu tượng học xem biểu tượng con thỏ là một Thiên sứ... Thỏ phục sinh xuất hiện từ năm 1678 do một giáo sư y khoa Von Georg Franck ở Franckenau dạy đại học Heidelberg công nhận thỏ là biểu tượng của sự sinh nở phong phú.

Hoa Phục sinh

Người Đức thường dùng cành cây tươi, treo những cái vỏ trứng gà, sơn nhiều màu và những con thỏ nhỏ bằng schocolat cho trẻ em, và các loại hoa thường dùng như Thủy tiên Osterglocken/daffodil; Uất kim cương Tulpen/Tulip; Phong tín tử Hyazinthen/hyacinth; Cúc đồng Gaenebluemchen/ dasiy; Bồ công anh Loewenzahn/ dandetion; Mao cấn Hahnenfuss/ buttercup..

***

Mùa Phục sinh ở Việt Nam thời tiết thường nắng mát rất dễ chịu (dịp cuối xuân sang hè), không giống như thời tiết bên Âu châu (ngày rằm tháng đầu của mùa xuân). Thời tiết mỗi lục địa khác nhau, sắc thái Mùa Phục sinh cũng như biểu tượng Phục sinh nơi này nơi kia không hoàn toàn giống nhau nhưng ý nghĩa những mùa Lễ Phục sinh đều giống nhau.

Chúa Jesus sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng hy vọng sẽ được sống lại như Chúa sau khi phải trải qua cái chết của thân xác...

Mừng Lễ Chúa Phục sinh để nhắc nhớ chúng ta thêm niềm tin. Thánh đồ Phaolô đã nói: "Nếu Chúa không phục sinh, thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng và cả niềm tin của anh em cũng trống rỗng" (1 Cr 15, 14)

 

Tài liệu tham khảo

Ostergeschichte- Quelle Johannes Ver 20 & 21

Nach den Evangelisten Johannes

Universal Lexion Faktum

  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét