Ngay từ thể kỷ thứ tư, Giáo Hội Công Giáo đã có cuộc tranh luận nảy lửa về Thiên Tính của Đức Giêsu đến nỗi kẻ thất thế phải bị lưu đầy hoặc bị loại trừ bằng vạ tuyệt thông....theo như chúng tôi biết, dường như cho tới nay chưa thấy ai đặt vấn đề Thiên Tính của người Kitô Hữu.
Người Kitô hữu có Thiên Tính không?
Tôi đã đặt câu hỏi này cho khá nhiều người.
Hấu hết đều trợn mắt lên nhìn tôi như một người ngoài hành tinh mới lạc vào quả địa cầu này. Có lẽ trong lòng nhủ thầm: Tên này lạc đạo tới nơi rồi!!!
Một số rất ít khựng lại trước câu hỏi quá gây sốc này.
Tại sao vậy?
Bởi vì hàng lô hàng lốc những vấn nạn rất thực tế được đưa ra để phủ nhận Thiên Tính của mình:
Nếu chúng tôi có Thiên Tính thì thì tại sao chúng tôi vẫn cảm thấy yếu đuối, tội lỗi??
Nếu chúng tôi có Thiên Tính thì tại sao chúng tôi không biết làm phép lạ??
Nếu chúng tôi có Thiên Tính thì .......tôi làm Chúa rồi. Sung sướng lắm chứ... đâu còn phải lao đao, khổ sở, vất vả như hiện nay
Nếu chúng tôi có Thiên Tính thì hóa ra chúng tôi phạm tôi kiêu ngạo bằng Đức Chúa trời hay sao?? Ôi, chúng tôi sợ lắm. Thà không có Thiên Tính còn hơn là bị Chúa phạt xuống hỏa ngục với lũ thiên thần kiêu ngạo thủa mịt mù xa xưa ... trước cả khi tạo thiên lập địa....
Nếu chúng tôi có Thiên Tính thì tại sao chúng tôi lại chẳng cảm nhận được Thiên Tính của mình suốt bao ngày tháng qua???
Nếu chúng tôi có Thiên Tính thì ....
Nhưng... nếu đúng như thế .. thì uổng cả một đời làm con Thiên Chúa!! uổng cả một đời gọi Chúa là Cha! Người đời còn nói: Con nhà tông, không giống lông cũng giống cánh. Thế thì, nếu chúng tôi không giống Cha chúng tôi chút nào thì đúng là phụ bạc tình yêu bao la, vô biên của Thiên Chúa là Cha đã dành cho chúng tôi từ muôn thủa.
Vậy, chúng ta cùng nhau trở lại câu hỏi: Người Kitô hữu có Thiên Tính không?
Tât nhiên là chúng tôi trả lời là có, chắc chắn là có rồi.
Chứng minh thử xem.
Như trong bài Thiên tính của Đức Giêsu, chúng ta đã khẳng định: Thiên tính của Ngài chính là Chúa Cha. Thế thì Thiên tính của người Kitô hữu cũng chính là Chúa Cha. Chúng tôi xin đi vào ngay câu căn bản, làm nền tảng cho Thiên Tính của người Kitô hữu.
Thiên Chúa đã ban tặng chúng ta những gì rất quý báu và trọng đại Người đã hứa, để nhờ đó, anh em được thông phần bản tính Thiên Chúa (2Pr 1:4)
Trước kia, chúng tôi cứ tưởng rằng: Để chứng tỏ tình yêu bao la, Ngài đã cầm một bình hồng ân vĩ đại, rót cho chúng tôi muôn vàn hồng ân. Thí dụ như:
Ngài đã chọn tôi làm linh mục, tu si, nữ tu.. Còn giáo dân là không được chọn!!
Ngài ban cho tôi muôn ngàn hồng ân...chồng giỏi, vợ hiền, con ngoan, việc làm ngon lành, nhà cửa xe cộ đàng hoàng ...
Ngài đã bao lần cứu tôi khỏi cơn gian nan, thiếu thốn,
Ngài đã rất nhiều lần cứu tôi khỏi mất mạng trong gang tấc.
Đứng trước muôn vàn hồng ân đó, chúng ta gân cổ lên hát:
Hồng ân Chúa bao la ..muôn đời con sẽ ngợi ca ơn Người.. Ngợi ca suông thì ích lợi gì??..Chúa cũng chẳng vinh quang hơn. Chúng ta cũng chẳng vì thế mà thân tình với Chúa hơn..
Tình Ngài thương con như biển như trời.. Con biết lấy gì mà đền đáp suốt đời con...chúng tôi đã từng hát bài này khá nhiều lần. Chúng tôi hát trong tâm tình cảm mến, lâng lâng theo giai điệu ngọt ngào mang âm hưởng nồng ấm dân ca Việt Nam... Nhưng tiếc quá!! Thực là tệ hại trước thực tế phũ phàng: Vì con chẳng biết lấy gì mà đáp đền..thành ra con xù luôn..Khỏi đền đáp chi mất công.
Vì quá quan tâm tới hồng ân theo Cơ Chế Xin Cho, nên chúng ta thường mang quan niệm thế gian Bánh ít cho đi, bánh quy cho lại. Chúa đã ban cho tôi hồng ân, tôi phải nghĩ ra một điều gì cụ thể để đáp đền như lần hạt, đọc kinh, xem lễ!!! Một số người đạo đức thường sáng chế ra một số hy sinh nào đó rồi gồng mình lên mà gánh chịu nỗi khổ vì Chúa... và gọi đó là đền đáp hồng ân Chúa!!
Đáng tiếc thay!! Hồng ân lớn nhất, vĩ đại nhất, căn bản nhất: Chúng ta được thông phần bản tính Thiên Chúa thì dường như rất ít người quan tâm. Ngay thời trong chủng viện, chúng tôi cũng chẳng bao giờ nghe các cha giáo đề cập tới, giải thích và xoáy vào hồng ân quý báu và trọng đại này. Và hiện nay, cũng rất hiếm – vâng, quả là rất hiếm linh mục khai thác đề tài quan trọng này trên tòa giảng hay trong các ngày tĩnh tâm...
Hôm nay, chúng tôi đọc lại cảm nghiệm của Phêrô:
Thiên Chúa đã ban tặng chúng ta những gì rất quý báu và trọng đại Người đã hứa, để nhờ đó, anh em được thông phần bản tính Thiên Chúa (2Pr 1:4)
Bấy lâu nay, chúng tôi cứ tưởng được thông phần này hiểu theo nghĩa “thơm lây” – vì được Chúa dựng nên theo hình ảnh Ngài nên mình cũng được “hưởng sái một chút hương thơm” của bản tính Thiên Chúa .
Thực sự không phải như thế, bởi vì bản tính Thiên Chúa không phải là một món quà cụ thể, có thể cân-đo-đong-đếm hay chia-cắt-hàng-tỷ-mảnh, một người Kitô hữu hưởng được một tí bản tính Thiên Chúa. Mà thực ra, khi cho tôi được thông phần bản tính Thiên Chúa – hay Thiên Tính - Chúa Cha không còn ngất ngưởng với vinh quang, quyền uy nơi Thiên Đường, mà chính Ngài đã tự nguyện ở lại trong tôi, sống với tôi, nên một với tôi. Điều này là một minh chứng hùng hồn nhất: Người Kitô hữu có bản tính Thiên Chúa. Nói cách khác người Kitô hữu có Thiên Tính.
Thêm vào đó chúng ta còn có một vài dẫn chứng khác.
Xin mời quý vị trở lại thời nguyên thủy trong Sáng Thế Ký. Chúng ta ai cũng thừa biết Kinh Thánh đã minh định:
Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình,
Người Kitô hữu có Thiên Tính không?
Tôi đã đặt câu hỏi này cho khá nhiều người.
Hấu hết đều trợn mắt lên nhìn tôi như một người ngoài hành tinh mới lạc vào quả địa cầu này. Có lẽ trong lòng nhủ thầm: Tên này lạc đạo tới nơi rồi!!!
Một số rất ít khựng lại trước câu hỏi quá gây sốc này.
Tại sao vậy?
Bởi vì hàng lô hàng lốc những vấn nạn rất thực tế được đưa ra để phủ nhận Thiên Tính của mình:
Nếu chúng tôi có Thiên Tính thì thì tại sao chúng tôi vẫn cảm thấy yếu đuối, tội lỗi??
Nếu chúng tôi có Thiên Tính thì tại sao chúng tôi không biết làm phép lạ??
Nếu chúng tôi có Thiên Tính thì .......tôi làm Chúa rồi. Sung sướng lắm chứ... đâu còn phải lao đao, khổ sở, vất vả như hiện nay
Nếu chúng tôi có Thiên Tính thì hóa ra chúng tôi phạm tôi kiêu ngạo bằng Đức Chúa trời hay sao?? Ôi, chúng tôi sợ lắm. Thà không có Thiên Tính còn hơn là bị Chúa phạt xuống hỏa ngục với lũ thiên thần kiêu ngạo thủa mịt mù xa xưa ... trước cả khi tạo thiên lập địa....
Nếu chúng tôi có Thiên Tính thì tại sao chúng tôi lại chẳng cảm nhận được Thiên Tính của mình suốt bao ngày tháng qua???
Nếu chúng tôi có Thiên Tính thì ....
Nhưng... nếu đúng như thế .. thì uổng cả một đời làm con Thiên Chúa!! uổng cả một đời gọi Chúa là Cha! Người đời còn nói: Con nhà tông, không giống lông cũng giống cánh. Thế thì, nếu chúng tôi không giống Cha chúng tôi chút nào thì đúng là phụ bạc tình yêu bao la, vô biên của Thiên Chúa là Cha đã dành cho chúng tôi từ muôn thủa.
Vậy, chúng ta cùng nhau trở lại câu hỏi: Người Kitô hữu có Thiên Tính không?
Tât nhiên là chúng tôi trả lời là có, chắc chắn là có rồi.
Chứng minh thử xem.
Như trong bài Thiên tính của Đức Giêsu, chúng ta đã khẳng định: Thiên tính của Ngài chính là Chúa Cha. Thế thì Thiên tính của người Kitô hữu cũng chính là Chúa Cha. Chúng tôi xin đi vào ngay câu căn bản, làm nền tảng cho Thiên Tính của người Kitô hữu.
Thiên Chúa đã ban tặng chúng ta những gì rất quý báu và trọng đại Người đã hứa, để nhờ đó, anh em được thông phần bản tính Thiên Chúa (2Pr 1:4)
Trước kia, chúng tôi cứ tưởng rằng: Để chứng tỏ tình yêu bao la, Ngài đã cầm một bình hồng ân vĩ đại, rót cho chúng tôi muôn vàn hồng ân. Thí dụ như:
Ngài đã chọn tôi làm linh mục, tu si, nữ tu.. Còn giáo dân là không được chọn!!
Ngài ban cho tôi muôn ngàn hồng ân...chồng giỏi, vợ hiền, con ngoan, việc làm ngon lành, nhà cửa xe cộ đàng hoàng ...
Ngài đã bao lần cứu tôi khỏi cơn gian nan, thiếu thốn,
Ngài đã rất nhiều lần cứu tôi khỏi mất mạng trong gang tấc.
Đứng trước muôn vàn hồng ân đó, chúng ta gân cổ lên hát:
Hồng ân Chúa bao la ..muôn đời con sẽ ngợi ca ơn Người.. Ngợi ca suông thì ích lợi gì??..Chúa cũng chẳng vinh quang hơn. Chúng ta cũng chẳng vì thế mà thân tình với Chúa hơn..
Tình Ngài thương con như biển như trời.. Con biết lấy gì mà đền đáp suốt đời con...chúng tôi đã từng hát bài này khá nhiều lần. Chúng tôi hát trong tâm tình cảm mến, lâng lâng theo giai điệu ngọt ngào mang âm hưởng nồng ấm dân ca Việt Nam... Nhưng tiếc quá!! Thực là tệ hại trước thực tế phũ phàng: Vì con chẳng biết lấy gì mà đáp đền..thành ra con xù luôn..Khỏi đền đáp chi mất công.
Vì quá quan tâm tới hồng ân theo Cơ Chế Xin Cho, nên chúng ta thường mang quan niệm thế gian Bánh ít cho đi, bánh quy cho lại. Chúa đã ban cho tôi hồng ân, tôi phải nghĩ ra một điều gì cụ thể để đáp đền như lần hạt, đọc kinh, xem lễ!!! Một số người đạo đức thường sáng chế ra một số hy sinh nào đó rồi gồng mình lên mà gánh chịu nỗi khổ vì Chúa... và gọi đó là đền đáp hồng ân Chúa!!
Đáng tiếc thay!! Hồng ân lớn nhất, vĩ đại nhất, căn bản nhất: Chúng ta được thông phần bản tính Thiên Chúa thì dường như rất ít người quan tâm. Ngay thời trong chủng viện, chúng tôi cũng chẳng bao giờ nghe các cha giáo đề cập tới, giải thích và xoáy vào hồng ân quý báu và trọng đại này. Và hiện nay, cũng rất hiếm – vâng, quả là rất hiếm linh mục khai thác đề tài quan trọng này trên tòa giảng hay trong các ngày tĩnh tâm...
Hôm nay, chúng tôi đọc lại cảm nghiệm của Phêrô:
Thiên Chúa đã ban tặng chúng ta những gì rất quý báu và trọng đại Người đã hứa, để nhờ đó, anh em được thông phần bản tính Thiên Chúa (2Pr 1:4)
Bấy lâu nay, chúng tôi cứ tưởng được thông phần này hiểu theo nghĩa “thơm lây” – vì được Chúa dựng nên theo hình ảnh Ngài nên mình cũng được “hưởng sái một chút hương thơm” của bản tính Thiên Chúa .
Thực sự không phải như thế, bởi vì bản tính Thiên Chúa không phải là một món quà cụ thể, có thể cân-đo-đong-đếm hay chia-cắt-hàng-tỷ-mảnh, một người Kitô hữu hưởng được một tí bản tính Thiên Chúa. Mà thực ra, khi cho tôi được thông phần bản tính Thiên Chúa – hay Thiên Tính - Chúa Cha không còn ngất ngưởng với vinh quang, quyền uy nơi Thiên Đường, mà chính Ngài đã tự nguyện ở lại trong tôi, sống với tôi, nên một với tôi. Điều này là một minh chứng hùng hồn nhất: Người Kitô hữu có bản tính Thiên Chúa. Nói cách khác người Kitô hữu có Thiên Tính.
Thêm vào đó chúng ta còn có một vài dẫn chứng khác.
Xin mời quý vị trở lại thời nguyên thủy trong Sáng Thế Ký. Chúng ta ai cũng thừa biết Kinh Thánh đã minh định:
Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình,
Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa, (St 1: 27)
Tất nhiên hình ảnh Thiên Chúa không giống như những hình vẽ mà chúng ta đã thấy nhan nhản khắp nơi: Chúa Cha giống như một ông già râu tóc bạc phơ, Chúa Con mang hình ảnh một thanh niên Do Thái, Thánh Thần biểu tượng bằng một bồ câu trắng. Nhưng hình ảnh Thiên Chúa vô hình vô tượng, không thể thấy bằng con mắt phàm nhân.
Và điều quan trọng là hình ảnh Thiên Chúa không thể tách rời khỏi bản tính Thiên Chúa. Chính vì thế khi mang hình ảnh Thiên Chúa, chúng ta cùng một lúc cũng mang bản tính Thiên Chúa.
ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con người,
thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở nên một sinh vật. (St 2:7)
Bụi đất tượng trưng cho con người thân xác, còn sinh khí chính là Thần Khí Thiên Chúa – sức sống thần linh của Ngài.
Trước kia chúng tôi cứ tưởng có một ÔNG Thiên Chúa thổi hơi thở của mình vào tượng người đất sét làm cho Adam thành người sống động, rồi ÔNG Thiên Chúa bay lên thiên đàng hưởng hạnh phúc muôn đời, mặc kệ con cháu Adam khốn khổ yếu đuối dưới gầm trời này.
Không phải như thế!! Tất cả chỉ là biểu tượng mang ý nghĩa thâm sâu: con người mang hơi thở Thần Khí Thiên Chúa trong mình. Mà Thần Khí không thể tách rời Thiên Chúa vì Thiên Chúa là Thần Khí. (Ga 4:24). Chính vì thế khi con người mang Thần Khí Thiên Chúa thì cũng chính là mang trọn vẹn Thiên Chúa trong mình . Mà một khi mang Thiên Chúa trong mình, chúng ta cùng một lúc cũng mang bản tính Thiên Chúa – cũng chính là Thiên Tính.
Nói theo kiểu tân ước: Anh em lại chẳng biết rằng thân xác anh em là Đền Thờ của Thánh Thần sao? Mà Thánh Thần đang ngự trong anh em là Thánh Thần chính Thiên Chúa đã ban cho anh em. Như thế, anh em đâu còn thuộc về mình nữa, (Cr 6:19)
Kết quả là một khi nhận ra Thần Khí Thiên Chúa hiện diện và sống động trong mình chúng ta sẽ biết rất rõ Thiên Chúa sống trong mình. Từ đó chúng ta sẽ cảm nhận rõ ràng chúng ta không còn thuộc về mình nữa mà thuộc về Thiên Chúa. Lúc đó chúng ta sẽ dễ dàng đồng cảm với Phaolô: Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Ki-tô sống trong tôi. (Gl 2:20)
Một câu hỏi khá thú vị nảy sinh: Người Kitô hữu có Thiên Tính khi nào?
Có lẽ phần đông chúng ta sẽ trả lời: Từ khi chúng ta chịu Phép Rửa. Chúng ta được xức dầu thánh, được chính thức gọi là con Thiên Chúa.
Nhưng nếu có người đặt câu hỏi: Thế thì trước khi bạn chịu Phép Rửa, bạn là con ai?
Quả thật là oái oăm. Không lẽ con của Adam? Không ổn! Không lẽ con của ma quỷ?!! Kinh khủng quá!!
Muốn trả lời được cầu này, chúng ta cùng nhau xem lại lời chia sẻ của Giêrêmia
"Trước khi cho ngươi thành hình trong dạ mẹ, Ta đã biết ngươi;
Tất nhiên hình ảnh Thiên Chúa không giống như những hình vẽ mà chúng ta đã thấy nhan nhản khắp nơi: Chúa Cha giống như một ông già râu tóc bạc phơ, Chúa Con mang hình ảnh một thanh niên Do Thái, Thánh Thần biểu tượng bằng một bồ câu trắng. Nhưng hình ảnh Thiên Chúa vô hình vô tượng, không thể thấy bằng con mắt phàm nhân.
Và điều quan trọng là hình ảnh Thiên Chúa không thể tách rời khỏi bản tính Thiên Chúa. Chính vì thế khi mang hình ảnh Thiên Chúa, chúng ta cùng một lúc cũng mang bản tính Thiên Chúa.
ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con người,
thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở nên một sinh vật. (St 2:7)
Bụi đất tượng trưng cho con người thân xác, còn sinh khí chính là Thần Khí Thiên Chúa – sức sống thần linh của Ngài.
Trước kia chúng tôi cứ tưởng có một ÔNG Thiên Chúa thổi hơi thở của mình vào tượng người đất sét làm cho Adam thành người sống động, rồi ÔNG Thiên Chúa bay lên thiên đàng hưởng hạnh phúc muôn đời, mặc kệ con cháu Adam khốn khổ yếu đuối dưới gầm trời này.
Không phải như thế!! Tất cả chỉ là biểu tượng mang ý nghĩa thâm sâu: con người mang hơi thở Thần Khí Thiên Chúa trong mình. Mà Thần Khí không thể tách rời Thiên Chúa vì Thiên Chúa là Thần Khí. (Ga 4:24). Chính vì thế khi con người mang Thần Khí Thiên Chúa thì cũng chính là mang trọn vẹn Thiên Chúa trong mình . Mà một khi mang Thiên Chúa trong mình, chúng ta cùng một lúc cũng mang bản tính Thiên Chúa – cũng chính là Thiên Tính.
Nói theo kiểu tân ước: Anh em lại chẳng biết rằng thân xác anh em là Đền Thờ của Thánh Thần sao? Mà Thánh Thần đang ngự trong anh em là Thánh Thần chính Thiên Chúa đã ban cho anh em. Như thế, anh em đâu còn thuộc về mình nữa, (Cr 6:19)
Kết quả là một khi nhận ra Thần Khí Thiên Chúa hiện diện và sống động trong mình chúng ta sẽ biết rất rõ Thiên Chúa sống trong mình. Từ đó chúng ta sẽ cảm nhận rõ ràng chúng ta không còn thuộc về mình nữa mà thuộc về Thiên Chúa. Lúc đó chúng ta sẽ dễ dàng đồng cảm với Phaolô: Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Ki-tô sống trong tôi. (Gl 2:20)
Một câu hỏi khá thú vị nảy sinh: Người Kitô hữu có Thiên Tính khi nào?
Có lẽ phần đông chúng ta sẽ trả lời: Từ khi chúng ta chịu Phép Rửa. Chúng ta được xức dầu thánh, được chính thức gọi là con Thiên Chúa.
Nhưng nếu có người đặt câu hỏi: Thế thì trước khi bạn chịu Phép Rửa, bạn là con ai?
Quả thật là oái oăm. Không lẽ con của Adam? Không ổn! Không lẽ con của ma quỷ?!! Kinh khủng quá!!
Muốn trả lời được cầu này, chúng ta cùng nhau xem lại lời chia sẻ của Giêrêmia
"Trước khi cho ngươi thành hình trong dạ mẹ, Ta đã biết ngươi;
trước khi ngươi lọt lòng mẹ, Ta đã thánh hoá ngươi, (Gr 1:5)
Như vậy, Trước khi chúng ta hình thành trong trong dạ mẹ, Chúa đã biết ta và thánh hóa ta bẳng Thần Khí của Ngài. Điều này không có nghĩa là Chúa Cha thánh hóa ta bằng cách sai Thần Khí của Ngài vào lòng ta, còn Ngài vẫn cứ nhở nhơ trên thiên đàng. Nhưng nói cho dễ hiểu hơn. Chúa đã hiện diện trong ta và để ta nhận ra rằng: Chúng ta mang trong mình Thiên Tính của Ngài và mãi mãi thuộc về Ngài.
Phalô còn đi xa hơn khi xác tín Thiên Tính của chúng ta đã có từ thủa rất xa vời trong Êphêsô
Trong Đức Ki-tô,
Như vậy, Trước khi chúng ta hình thành trong trong dạ mẹ, Chúa đã biết ta và thánh hóa ta bẳng Thần Khí của Ngài. Điều này không có nghĩa là Chúa Cha thánh hóa ta bằng cách sai Thần Khí của Ngài vào lòng ta, còn Ngài vẫn cứ nhở nhơ trên thiên đàng. Nhưng nói cho dễ hiểu hơn. Chúa đã hiện diện trong ta và để ta nhận ra rằng: Chúng ta mang trong mình Thiên Tính của Ngài và mãi mãi thuộc về Ngài.
Phalô còn đi xa hơn khi xác tín Thiên Tính của chúng ta đã có từ thủa rất xa vời trong Êphêsô
Trong Đức Ki-tô,
Người đã chọn ta trước cả khi tạo thành vũ trụ,
để trước thánh nhan Người,
ta trở nên tinh tuyền thánh thiện,
nhờ tình thương của Người. (Ep 1:4)
Theo New American Bible:
As he chose us in Him, before the foundation of the world,
to be holy and without blemish before Him. (Ep 1:4)
Thực ra, không phải là Trở nên, vì nếu trở nên thì lại bị vấn nạn trên làm rối mù:
Trước khi trở nên thánh thiện thì tôi tội lỗi đầy mình hay sao?? Vì vậy ta có thể chỉnh lại một chút, có lẽ sẽ ổn hơn nhiều:
Để trước thánh nhan Người,
Theo New American Bible:
As he chose us in Him, before the foundation of the world,
to be holy and without blemish before Him. (Ep 1:4)
Thực ra, không phải là Trở nên, vì nếu trở nên thì lại bị vấn nạn trên làm rối mù:
Trước khi trở nên thánh thiện thì tôi tội lỗi đầy mình hay sao?? Vì vậy ta có thể chỉnh lại một chút, có lẽ sẽ ổn hơn nhiều:
Để trước thánh nhan Người,
ta vốn là tinh tuyền thánh thiện,
Tôi rất tâm đắc phần phiên khúc trong bài Cao Vời Khôn Ví – vâng, chỉ phần phiên khúc thôi.
Thương con thủa rất xa vời, từ khi chưa có mặt trời mặt trăng.
Khi chưa tạo tác gian trần, Người luôn ấp ủ một niềm mến thương.
Thương con thủa rất xa vời..Chúa không thể yêu cái hư vô. Như vậy chắc hẳn là tôi đã hiện diện trong tâm thức của Ngài. Ngay từ thủa xa vời đó, tôi đã tinh tuyền thánh thiện bởi vì tôi đã được thánh hóa nhờ Thần Khí của Ngài với tình yêu thương ngút ngàn.
Điệp khúc tình yêu lại được tấu lên: Thần Khí không thể tách rời Thiên Chúa vì Thiên Chúa là Thần Khí. (Ga 4:24). Chính vì thế khi con người mang Thần Khí Thiên Chúa thì cũng chính là mang trọn vẹn Thiên Chúa trong mình. Mà một khi mang Thiên Chúa trong mình, chúng ta cùng một lúc cũng mang bản tính Thiên Chúa.
Tới đây chúng ta có thể mỉm cười đón nhận: Người Kitô hữu vốn có và tràn đầy Thiên Tính.
Tôi rất tâm đắc phần phiên khúc trong bài Cao Vời Khôn Ví – vâng, chỉ phần phiên khúc thôi.
Thương con thủa rất xa vời, từ khi chưa có mặt trời mặt trăng.
Khi chưa tạo tác gian trần, Người luôn ấp ủ một niềm mến thương.
Thương con thủa rất xa vời..Chúa không thể yêu cái hư vô. Như vậy chắc hẳn là tôi đã hiện diện trong tâm thức của Ngài. Ngay từ thủa xa vời đó, tôi đã tinh tuyền thánh thiện bởi vì tôi đã được thánh hóa nhờ Thần Khí của Ngài với tình yêu thương ngút ngàn.
Điệp khúc tình yêu lại được tấu lên: Thần Khí không thể tách rời Thiên Chúa vì Thiên Chúa là Thần Khí. (Ga 4:24). Chính vì thế khi con người mang Thần Khí Thiên Chúa thì cũng chính là mang trọn vẹn Thiên Chúa trong mình. Mà một khi mang Thiên Chúa trong mình, chúng ta cùng một lúc cũng mang bản tính Thiên Chúa.
Tới đây chúng ta có thể mỉm cười đón nhận: Người Kitô hữu vốn có và tràn đầy Thiên Tính.
Nguồn: Tâm Linh Vào Đời
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét