Thứ Ba, 15 tháng 12, 2009

Mùa Vọng & Giáng Sinh

Theo một câu nói rất chí lí: Lễ Giáng sinh không gì khác là một chiếc sàng vĩ đại, lọc lấy tất cả những gì là tinh hoa nhất, trọng yếu nhất, hiệu năng nhất, cả bên ngoài lẫn Cơ đốc giáo, còn tất cả những gì là nhỏ nhen và vô nghĩa, còn sót lại, thì bị lọt xuống dưới sàng và bị cuốn đi. Lễ này đã trở thành ngày lễ lớn của cả một năm, ngày trọng đại nhất đã thu hết cả những nghi lễ và biểu tượng của tất cả các ngày hội.

Trước 2000 năm Chúa giáng sinh, các dân tộc trên thế giới đều có những ngày lễ khác nhau vào tháng 12. Ở Ägyptern/ Egypt mừng sinh nhật Horus, Ấn Độ mừng chúa Ánh sáng (Lichtgotte), người La Mã cổ mừng ngày hội Saturnalien. Các quốc gia có nhiều lễ lộng lẫy riêng biệt. Người ta không được biết chính xác về ngày sinh của Chúa Cứu Thế, và trên dưới 200 năm, trong thời gian các tín đồ Cơ đốc giáo sống dưới sự bách hại, Giáo hội thời đó không tổ chức lễ Giáng sinh. Ít lâu sau năm 200, lễ này mới được cử hành theo những nhật kì khác nhau: ngày 6/1, 25/3 và 25/12.
Năm 217 Giáo Hoàng Hyppolist chọn 25/12 làm ngày kỷ niệm Chúa giáng sinh, sau những ngày mùa Vọng.
Mùa Vọng, ngày xưa thường gọi là mùa Áp (theo tiếng Latinh là Adventus, ra tiếng Anh là Advent; từ động từ Advenire, có nghĩa là "đến gần"). Mùa Vọng với ý nghĩa là mùa "trông đợi", "mong chờ". Ngay từ thời Cựu Ước, nhân loại đã mong đợi Đấng Cứu Thế ra đời.

Vòng hoa mùa Vọng
Vòng hoa mùa Vọng là vòng tròn kết bằng cành lá xanh. Trên vòng lá đặt 4 cây nến: 3 cây màu tím tượng trưng cho sám hối và một cây màu hồng nói lên niềm vui, sự chờ đợi và hy vọng ngày Chúa đến.
Vòng lá hình tròn nói lên tính cách vĩnh hằng và tình yêu thương vô tận của Thiên Chúa. Màu xanh lá nói lên hi vọng rằng Đấng Cứu Thế sẽ đến cứu con người. Vòng hoa mùa Vọng với bốn cây nến cũng tượng trưng cho cuộc chiến chống lại bóng tối. Tục lệ này khởi xướng bởi các tín hữu Tin lành ở Đức vào thế kỷ 16. Thần học gia Tin lành Johann Wichern tại Hamburg vào năm 1838 đã thắp lên mỗi ngày trong mùa Vọng một cây nến và cắm trên một giá gỗ hình tròn.
Vào ngày Lễ Giáng sinh căn phòng rực sáng với ánh nến, ánh sáng nến tượng trưng cho Chúa Giêsu. Các năm sau đó người ta trang trí bức tường nhà bằng những nhánh thông xanh. Năm 1860 người ta cũng trang trí khung gỗ tròn bằng những cành thông, 28 cây nến gom lại còn 4 cây tượng trưng cho 4 tuần. Và thế là vòng hoa mùa Vọng được phát sinh. Đầu tiên phong tục này được các gia đình Tin lành thực hành,sau đó vòng hoa Mùa Vọng được treo trong nhà thờ Công giáo năm 1925 tại Köln. Phong tục này đã phổ biến từ miền Bắc nước Đức và ngày nay đã lan truyền đến nhiều nơi trên thế giới.

Ông già Giáng sinh Père de Noel /Nikolaus/ Santa Claus/Sinterklass/ Nikola
Hình ảnh rất quen thuộc trong mùa Giáng sinh là ông già Noel. Ông mặc quần áo đỏ, đội mũ đỏ kiểu xứ lạnh, đi giầy đen, tóc bạc phơ và râu trắng như tuyết, đeo đai lưng mầu đen, vai mang nhiều quà. Đó chính là hình ảnh của vị thánh Giám mục Nicôla, thành Myra, xứ Lixia.
Thánh Nicôla sống vào thế kỉ thứ 4, viết nhiều tác phẩm nổi tiếng về tôn giáo, được nhiều người biết đến bởi lòng bác ái. Ngài được coi là người bạn đặc biệt và là vị thánh phù trợ nhi đồng.
Ông già Noel theo tiếng Pháp Père de Noel, tiếng anh Santa Claus, tiếng Hòa-Lan Sinterklass.Theo tài liệu trước khi được phong thánh ông Nikolaus là người giầu có, nhân từ. Vào đêm Giáng sinh, ông được Thiên Chúa mặc khải, đem hết của cải riêng mình ban phát cho những người nghèo khổ và trẻ con. Ông biến những giấc mơ của họ thành sự thực, bằng cách mua quà bánh để biếu những kẻ nghèo khổ, mang lại cho họ những sung sướng bất ngờ.
Theo truyền thuyết, vào đêm Giáng sinh ông già Noel thường theo đường ống khói lò sưởi vào mỗi gia đình, để đồng tiền hay bánh kẹo vào trong chiếc vớ hay chiếc giày cho trẻ con treo gần giường ngủ hay lò sưởi, đem lại giấc mơ đẹp với tuổi thơ trong đêm Giáng sinh. Bởi thế cha mẹ thường mua qùa bỏ vào đôi vớ để cạnh lò sưởi, lúc trẻ con thức dậy vui mừng với món quà của ông già Noel tặng. Phong tục này khuyến khích trẻ em nên làm điều thiện để được ông già Noel tặng quà.

Ðêm Thánh vô cùng / Heiligabend /silent night
Lễ Giáng sinh thường giống nhau, nhưng có sự thay đổi chi tiết tùy mỗi địa phương trên thế giới. Tại Việt Nam, các thành phố hay giáo phận Công giáo thường cử hành Thánh lễ Giáng sinh vào đêm 24 tháng 12 hàng năm.
Tại nước Anh, ngày lễ này được gọi là Christes Masse (Lễ Misa của Chúa Cứu Thế), vì một lễ Misa đặc biệt đã được cử hành trong ngày này. Người Pháp đặt tên là Noel, người Tây Ban Nha gọi là Nativdad, và người Ý lấy tên là Natab có nhĩa là "Sinh nhật". Người Đức gọi là Wehrachten, nghĩa là "Đêm Thánh".
Bài thánh ca "Đêm Thánh Vô Cùng" của nhạc sĩ thiên tài người Áo Franz Xaver Grubert (1787-1863) là một trong số những bài thánh ca hay nhất và được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất. Năm 1840 nhạc sĩ Franz Grubert là người đệm dương cầm cho Giáo đường nằm cạnh bờ sông Danube. Grubert báo cho cha Sở Joseph biết rằng vào giờ chót đàn dương cầm hư, không thể sửa được, xin cha chọn bài hát khác không cần đệm dương cầm.
Cha Josep viết liền lời thánh ca và nhạc sĩ Grubert phổ nhạc ngay tại chỗ. Đêm Giáng sinh năm 1840, bài thánh ca Weihnachtslied "Silent Night/ Đêm Thánh Vô Cùng" ra đời và được hợp ca với một cây đàn nhỏ phụ họa. Đó là bài thánh ca bất hủ, lưu truyền đến bây giờ.
„ Đêm thánh vô cùng giây phút tưng bừng. Đất với trời xe chữ đông; Đêm nay Chúa Con thần thánh tôn thờ. Canh khuya giáng sinh trong chốn hang lừa, ơn châu báu không bờ bến, Biết tìm kiếm của chi đến. Ôi Chúa Thiên đàng cam mến cơ hàn, nhấp chén phiền vương phong trần. Than ôi Chúa thương người đến quên mình, bỏ vô chốn quê nhà lúc sinh thành. Ai ham sống trong lạc thú. Nhớ rằng Chúa đang đền bù. Tinh tú trên trời. Sông núi trên đời với Thánh Thần mau kết lời, Cao rao Hóa công đã khéo an bài . Sai Con hiến thân mong cứu nhân loại. Hang chiên máng rêu tạm trú bốn bề tuyết sương mịt mù.. „
Người Tây phương mừng Giáng sinh vào đêm 24/12 nhưng mỗi quốc gia có phong tục văn hoá khác nhau. Xứ Đức thời tiết lạnh, tuyết rơi nên sinh hoạt Giáng sinh khác với Việt Nam. Đường phố từ chiều 24 yên lặng, tiệm quán đều đóng cửa đúng với nghiã đêm yên lặng (silent night). Từ thế kỷ thứ 8 người Ðức đã mừng Giáng sinh. Ngày 24 làm việc chỉ nửa ngày, 14 giờ các siêu thị đóng cửa, hãng xưởng nghỉ việc, chiều tối các nhà Thờ đều có Thánh lễ . Sau Thánh lễ họ về nhà gia đình vui chơi bên cây thông, hang đá nhấp nháy đèn màu, dưới gốc thông là những gói quà để tặng nhau .
Các bữa tiệc Giáng sinh hay ăn Reveillon thường có ngỗng quay, tiếng Đức gọi là Weihnachtsgans theo truyền thống (tradition) không ăn gà tây như lễ Tạ ơn Thanhsgiving của người Mỹ. Ngoài ra có các loại bánh Giáng sinh Weihnachtstollen, Lebkuchen, Weihnachtsplätzchen, Weihnachtgebäck rượu nho v. v... Giống như Tết của người Việt Nam phải có bánh chưng, bánh tét, các loại mứt, hạt dưa. Tuy nhiên sinh hoạt những vùng quê người Đức họ có tập quán riêng, dù tuyết rơi giá lạnh nhưng nhà Thờ vẫn làm lễ lúc 22 giờ cho đến khuya. Họ không ăn tiệc nửa đêm, nhưng ngày 25 đại gia đình, phải có mặt đầy đủ ăn tiệc không riêng gì ngỗng quay còn những món khác do các bà khéo tay trổ tài trong dịp này. Những người lớn tuổi như ông bà nội, bà ngoại phát quà cho các cháu (giống như tục lì xì cuả người Việt trong dịp đầu năm), sau đó mọi người trao quà cho nhau. Họ vui chơi ăn nhậu suốt ngày 25.
Miền New England dân chúng ăn tiệc mừng Giáng sinh theo người Anh. Trong bữa ăn "Réveillon" nửa đêm, luôn luôn tổ chức trọng thể có một loại rượu đặc biệt, chế bằng nước trái cây ép với vài hương liệu Đông phương như đinh hương đậu khấu và rượu nho. Thứ rượu đặc biệt trên phải hâm nóng, uống như rượu saké của Nhật, để chống lại cái lạnh bên ngoài. Tại Ðức cũng có loại rượu nho Gluehwein hâm nóng bán tại các chợ trong mùa Giáng sinh.
Người Island mùa Vọng từ ngày 12 đến 24, mỗi ngày thường bỏ những món quà nhỏ trong giày tượng trưng quà của Nikolaus dành cho trẻ con. Chiều 24 bắt đầu bữa tiệc mừng Giáng sinh, sau đó họ đi thăm nghiã trang mang đến những tràng hoa và đốt nến trên mộ phần người thân. Ở Ý người ta không dùng cây thông trang điểm cho mùa Giáng sinh, nhưng họ làm hang đá và ăn tiệc đêm 24./12 cho đến lễ Ba Vua 6/1 năm mới. Họ bỏ kẹo bánh vào chiếc vớ hay giày làm qùa cho trẻ con. Người Tây Ban Nha và Bồ Đồ Nha chỉ tặng qùa vào lễ Ba Vua.
Người Mỹ đoàn tụ gia đình ngày thứ năm cuối tháng 11 mừng Thanksgiving/ Danke schöne hàng năm, để tạ Thượng Đế, tạ ơn đời và ơn người. Trong đêm Giáng sinh mọi gia đình cũng tổ chức ăn uống, trao đổi quà tặng cùng những lời chúc tốt đẹp nhất cho Giáng sinh và Năm mới.
Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm là khuyến chúc của Ngày Lễ trọng đại nhất nhất hành tinh này.

(Tổng hợp từ những nguồn tư liệu & bài viết về Giáng sinh)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét