Emily Elizabeth Dickinson (1830- 1886), sinh ra ở Amherst, Massachusetts, trở thành một nữ sĩ bí ẩn của thể kỷ 19, với biệt danh " Huyền Thoại" (Myth), được coi là một trong số rất ít các nhà thơ lớn của Mỹ, và có ảnh hưởng đáng kể đến thơ ca hiện đại.
Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Emily, gần 1.800 bài thơ, ở giữa lưng chừng thế kỷ 19, nhưng thơ của Emily lại thuộc vào thế kỷ 20, bởi vì đến khoảng năm 1955, nó mới được ấn hành hầu như toàn bộ. Sinh thời Emily chỉ cho in có 7 bài thơ của mình.
Những bài thơ của Emily đều ở dạng lời ngắn gọn, cô đọng, tinh tế, không xa hoa, giầu vẻ đẹp thiên nhiên, kinh nghiệm về tình yêu và mất mát...
Người ta còn gọi Emily là "Ẩn sĩ ở Amherst" hay có khi là "Người đẹp ở Amherst" vì suốt cả tuổi đôi mươi Emily đã sống ẩn mình trong ngôi nhà ở Amherst, hầu như không làm gì hết ngoài làm thơ.
Bạn bè nhận xét về Emily: "không đẹp, nhưng có vẻ đẹp tuyệt vời", còn Emily, tự họa chân dung mình: "Tôi không có ảnh. Tôi bé nhỏ, tựa như chim chích. Tóc tôi sẫm tối, màu hạt dẻ. Và đôi mắt tôi thì giống giọt rượi sherry còn sót lại trong đáy cốc của khách".
Emily tin rằng:
Thiên đàng ai không tìm thấy
Dưới thế gian này
Sẽ không tìm được ở trên cao
Những đứa trẻ thường chờ dưới cửa sổ nhà Emily để Emily thả xuống cho chúng những bánh kẹo đựng trong một chiếc giỏ xinh xắn.
Coi là một lập dị của người dân địa phương, Emily đã trở thành nổi tiếng với sở thích của mình cho quần áo màu trắng và rất miễn cưỡng chào đón khách hoặc đi ra ngoài. Emily rất ít bạn bè và người quen. Những người bạn lâu năm cũng hiếm khi được nhìn thấy Emily.
Emily không bao giờ kết hôn với bất cứ ai nhưng đã rơi vào tình yêu với một ai đó.
Giữa những người ít ỏi mà Emily giao lưu thâm tình là Mục sư Charles Wadsworth mà cô gọi là "người bạn thân yêu nhất trần gian" đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống và thơ của Emily nhưng rồi cũng chia xa trong cay đắng. Emily viết: " Tôi mang một nỗi kinh hoàng không biết ngỏ cùng ai và thế là tôi ca hát, như đứa bé hát ca ngoài bãi tha ma..."
Còn có một tình bạn đặc biệt và là rất quan trọng với Emily khi Emily ở vào độ tuổi chưa đầy 20 và bắt đầu viết thơ: Benjamin Franklin Newton, một nhân viên trẻ trong văn phòng luật sư của cha Emily, đã giúp hướng dẫn Emily trong sự phát triển sáng tác, và cũng là người đầu tiên nhận ra tài năng của Emily. Ngay cả sau khi Benjamin kết hôn và chuyển đi khỏi Amherst, tình bạn giữa Emily và Benjamin cũng vẫn được duy trì qua những thư từ trao đổi.
Emily sống cùng thời với nhà thơ vĩ đại Whitman, nhưng cả hai không biết gì về nhau, dù cả hai đều trở thành hai dòng chảy mãnh liệt nhất của thơ ca Mỹ. Emily và Whitman đồng hành mà tách biệt, đối lập về thi học cũng như phong cách, nhân cách...
Có người gọi Emily là "Đóa hoa toàn bích nhất của tư tưởng siêu nghiệm New England".
Thơ Emily phản ảnh sự cô đơn và tâm trạng thiếu thốn tình cảm, nhưng cũng ghi nhận những khoảnh khắc đầy cảm hứng, chứa chan sức sống và hứa hẹn một tương lai hạnh phúc. Emily chịu ảnh hưởng rõ rệt từ những nhà thơ Siêu hình của Anh quốc thế kỷ 17, cùng với ảnh hưởng của Thanh giáo New England và Sách Khải Huyền (trong Kinh Thánh).
Từ khung cửa nhỏ hẹp ở Amherst, cái nhìn của Emily chiếu lên thế giới nội tâm một ánh sáng diệu kỳ khiến cho con ong, chiếc lá, ngọn núi, giọt sương, cái chết, sự bất tử, niềm tin... như quần tụ lại, như "gia đình hóa", và mở ra một cửa sổ thần tiên.
Emily không chú ý gì đến danh vọng, thích làm một người "không là ai", chỉ viết thơ như thể cho riêng mình. Gần 1800 bài thơ của Emily (ngoại trừ 7 bài thơ Emily cho in lúc sinh thời) ẩn dật hàng thế kỷ như chính cuộc đời huyền thoại đầy bí ẩn của người nữ sĩ, để rồi đột nhiên tỏa sáng rực rỡ trên bầu trời thi ca Mỹ thế kỷ 20.
HP tháng 8/2010, ntt
Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Emily, gần 1.800 bài thơ, ở giữa lưng chừng thế kỷ 19, nhưng thơ của Emily lại thuộc vào thế kỷ 20, bởi vì đến khoảng năm 1955, nó mới được ấn hành hầu như toàn bộ. Sinh thời Emily chỉ cho in có 7 bài thơ của mình.
Những bài thơ của Emily đều ở dạng lời ngắn gọn, cô đọng, tinh tế, không xa hoa, giầu vẻ đẹp thiên nhiên, kinh nghiệm về tình yêu và mất mát...
Emily Elizabeth Dickinson |
Bạn bè nhận xét về Emily: "không đẹp, nhưng có vẻ đẹp tuyệt vời", còn Emily, tự họa chân dung mình: "Tôi không có ảnh. Tôi bé nhỏ, tựa như chim chích. Tóc tôi sẫm tối, màu hạt dẻ. Và đôi mắt tôi thì giống giọt rượi sherry còn sót lại trong đáy cốc của khách".
Emily tin rằng:
Thiên đàng ai không tìm thấy
Dưới thế gian này
Sẽ không tìm được ở trên cao
Những đứa trẻ thường chờ dưới cửa sổ nhà Emily để Emily thả xuống cho chúng những bánh kẹo đựng trong một chiếc giỏ xinh xắn.
Coi là một lập dị của người dân địa phương, Emily đã trở thành nổi tiếng với sở thích của mình cho quần áo màu trắng và rất miễn cưỡng chào đón khách hoặc đi ra ngoài. Emily rất ít bạn bè và người quen. Những người bạn lâu năm cũng hiếm khi được nhìn thấy Emily.
Emily không bao giờ kết hôn với bất cứ ai nhưng đã rơi vào tình yêu với một ai đó.
Giữa những người ít ỏi mà Emily giao lưu thâm tình là Mục sư Charles Wadsworth mà cô gọi là "người bạn thân yêu nhất trần gian" đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống và thơ của Emily nhưng rồi cũng chia xa trong cay đắng. Emily viết: " Tôi mang một nỗi kinh hoàng không biết ngỏ cùng ai và thế là tôi ca hát, như đứa bé hát ca ngoài bãi tha ma..."
Còn có một tình bạn đặc biệt và là rất quan trọng với Emily khi Emily ở vào độ tuổi chưa đầy 20 và bắt đầu viết thơ: Benjamin Franklin Newton, một nhân viên trẻ trong văn phòng luật sư của cha Emily, đã giúp hướng dẫn Emily trong sự phát triển sáng tác, và cũng là người đầu tiên nhận ra tài năng của Emily. Ngay cả sau khi Benjamin kết hôn và chuyển đi khỏi Amherst, tình bạn giữa Emily và Benjamin cũng vẫn được duy trì qua những thư từ trao đổi.
Emily sống cùng thời với nhà thơ vĩ đại Whitman, nhưng cả hai không biết gì về nhau, dù cả hai đều trở thành hai dòng chảy mãnh liệt nhất của thơ ca Mỹ. Emily và Whitman đồng hành mà tách biệt, đối lập về thi học cũng như phong cách, nhân cách...
Có người gọi Emily là "Đóa hoa toàn bích nhất của tư tưởng siêu nghiệm New England".
Thơ Emily phản ảnh sự cô đơn và tâm trạng thiếu thốn tình cảm, nhưng cũng ghi nhận những khoảnh khắc đầy cảm hứng, chứa chan sức sống và hứa hẹn một tương lai hạnh phúc. Emily chịu ảnh hưởng rõ rệt từ những nhà thơ Siêu hình của Anh quốc thế kỷ 17, cùng với ảnh hưởng của Thanh giáo New England và Sách Khải Huyền (trong Kinh Thánh).
Từ khung cửa nhỏ hẹp ở Amherst, cái nhìn của Emily chiếu lên thế giới nội tâm một ánh sáng diệu kỳ khiến cho con ong, chiếc lá, ngọn núi, giọt sương, cái chết, sự bất tử, niềm tin... như quần tụ lại, như "gia đình hóa", và mở ra một cửa sổ thần tiên.
Emily không chú ý gì đến danh vọng, thích làm một người "không là ai", chỉ viết thơ như thể cho riêng mình. Gần 1800 bài thơ của Emily (ngoại trừ 7 bài thơ Emily cho in lúc sinh thời) ẩn dật hàng thế kỷ như chính cuộc đời huyền thoại đầy bí ẩn của người nữ sĩ, để rồi đột nhiên tỏa sáng rực rỡ trên bầu trời thi ca Mỹ thế kỷ 20.
HP tháng 8/2010, ntt
Thơ Emily Elizabeth Dickinson
Nhật Chiêu chuyển ngữ
KHÓC Khóc chỉ là chuyện nhỏ Thở dài là cái thoáng qua Nhưng đi hết những chiều kích ấy Gái trai sẽ chết thôi mà KHÔNG AI Tôi là không ai cả! Còn anh, anh là ai? Anh cũng là không ai chứ? Chúng ta thành đôi Và cùng nhau sánh bước Trong cuộc lưu đầy Đáng sợ phải là ai đó Phơi mặt giữa đời Như là chú ếch xưng tên tuổi Trước một ao đầm bái phục ngươi! TÔI SẼ MANG ĐẾN ĐẤY Khi đến với người tôi sẽ Không mang theo bản thân mình Nhỏ nhoi gánh hàng ấy Mang đến cũng bằng không Tôi sẽ mang đến đấy Diệu kỳ một trái tim Mà tôi không đủ sức Mang chứa ở trong mình Trong tôi từng ấp ủ Trái tim ấy mênh mông Và tim tôi từ đó Cũng lớn lên không ngừng Tim tôi càng lớn rộng Người trở lên lạ lùng Trái tim này bát ngát Người làm sao bao dung? NGÔI NHÀ CỦA HOA HỒNG Xin anh đừng đến gần quá Ngôi nhà của đóa hoa hồng Bạo tàn cơn gió nhẹ Lũ lụt giọt sương con Xô tường nhà nghiêng ngả Xin anh đừng đến quá gần Cánh bướm xin đừng buộc lại Mê cuồng xin chớ leo song Và trong nỗi mong manh ấy Là nơi vui mãi đọng nguồn | |
KHÔNG BAO GIỜ AI HIỂU Chúng ta học tất cả Mọi điều về tình yêu Những vần và những chữ Không thiếu một chương nào, Học đến toàn bộ sách Kết thúc luôn nhiệm màu! Nhưng sao trong ánh mắt Vẫn dại hơn bao giờ Nỗi dại khờ huyền bí Còn hơn cả trẻ thơ Ai cũng là đứa bé Cố nói lên những điều Không bao giờ ai hiểu Trong cuộc tìm ra nhau Cái biết kia bát ngát Sự thật ôi muôn màu! KHI TRÍ NHỚ KHÔNG CÒN CỘI RỄ Khi trí nhớ không còn cội rễ Không làm sao bắt nó lên xanh Chung quanh đất dù nện kỹ Và đem dựng thẳng cây cành Có thể anh lừa vũ trụ Hồi sinh cây trái, đừng hòng Ký ức như chân tùng bách Âm thầm mang đế kim cương Khi trí nhớ một lần đã mọc Không làm sao đốn hạ đời cây Vẫn vươn lên chồi thép mới Cây ngã còn ra lộc đầy. MỖI CON CHIM Mỗi con chim Chúa đều cho ổ bánh Còn tôi vụn bánh rơi, Mà tôi đâu dám nếm Dẫu đói lòng Chúa ơi! Tôi xa hoa đau xót Xem mình như chủ nhân Có vụn bánh thừa như có một kỳ công! Tôi xiết bao hạnh phúc Vì đã được chia phần Của loài chim sẻ Nào dám ước mong hơn... | |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét