Ngay sau ngày ngắn nhất trong năm, khi Bắc bán cầu của trái đất bắt đầu quay về phía mặt trời, thì quá nửa số các quốc gia trên hành tinh này mừng lễ Giáng sinh. Có lẽ không có một ngày lễ nào khác lại mang đến sự vui mừng nhiều như vậy cho số đông người đến thế, và cũng có lẽ không có một ngày lễ nào khác được tổ chức sâu rộng khắp thế giới như vậy.
Người ta không được biết chính xác về ngày sinh của Chúa Cứu Thế, và trên dưới 200 năm, trong thời gian các Kitô hữu sống dưới sự bách hại, Giáo hội thời đó không tổ chức lễ Giáng sinh. Ít lâu sau năm 200, lễ này mới được cử hành theo những nhật kì khác nhau - đặc biệt là ngày 6 tháng Giêng, 25 tháng Ba và 25 tháng Mười hai. Vào giữa thế kỉ thứ 4, Giáo hội Tây phương tổ chức lễ này tại hầu khắp mọi nơi vào ngày 25 tháng Mười hai. Về sau Giáo hội Đông phương cũng công nhận nhật kì này.
Tại nước Anh, ngày lễ này được gọi là Christes Masse (Lễ Misa của Chúa Cứu Thế), vì một lễ Misa đặc biệt đã được cử hành trong ngày này. Người Pháp đặt tên là Nôel, người Tây Ban Nha gọi là Nativdad, và người Ý lấy tên là Natab có nhĩa là "Sinh nhật". Người Đức gọi là Wehrachten, nghĩa là "Đêm Thánh".
"Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm" là khuyến chúc của ngày lễ này.
Theo một câu nói rất chí lí:"Lễ Giáng sinh không gì khác là một chiếc sàng vĩ đại, lọc lấy tất cả những gì là tinh hoa nhất, trọng yếu nhất, hiệu năng nhất, cả bên ngoài lẫn Kitô giáo, còn tất cả những gì là nhỏ nhen và vô nghĩa, còn sót lại, thì bị lọt xuống dưới sàng và bị cuốn đi. Lễ này đã trở thành ngày lễ lớn của cả một năm, ngày trọng đại nhất đã thu hết cả những nghi lễ và biểu tượng của tất cả các ngày hội".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét