Thứ Ba, 8 tháng 1, 2013

Nỗi Lo Sợ Đổi Thay

(Ês 60:1-6; Tv 72; Ep 3:2-3.5-6; Mt 2:1-12)
Theo một câu cổ ngôn thì ngay trước lúc bình minh là lúc tối tăm nhất. Đó là sự an ủi hiếm hoi cho những ai vấp ngã trong bóng tối. Điều đó thật có thể dễ dàng trở nên một câu nói hời hợt rập khuôn khác tấn công chúng ta từ mọi hướng. Nhưng những câu nói khuôn sáo đó tồn tại lâu dài bởi chúng được đặt trên căn bản của chân lý. 

Những lời tiên tri từ Êsai được ban cho dân Israel sau khi trở về từ chốn lưu đày Babylon vào bán thế kỷ 6 trước công nguyên. Những mong chờ khoa trương giả tạo và phấn chấn phù phiếm tất cả đã đi qua và họ phải đối diện với một thực tế phũ phàng: quê hương, đền thờ và lối sống của họ bị phá huỷ hoàn toàn, tuyệt vọng, chẳng còn gì và mọi nỗ lực phục hồi phần lớn thuộc về sự thành công bị giới hạn. Trong những văn bản viết vào giai đoạn này hầu hết người ta cảm thấy bi quan, yếm thế, buồn rầu, ảm đạm và một phần nào đó, thậm chí thờ ơ, lãnh đạm. Lời tiên tri đã so sánh sự tương phản bóng tối bị cuốn đi bởi ánh sáng huy hoàng và bầu khí hân hoan đang diễn ra cuối trời. Mọi thứ tiêu cực sẽ phải biến thành sự tương phản của nó.

Đó là thông điệp của hy vọng nhưng sâu xa hơn thế, vì nó còn có một bài học tinh thần sâu sắc. Đừng đánh giá bằng những dáng vẻ bề ngoài hoặc trải nghiệm nhất thời - những điều này chỉ là phần nào của bức tranh phóng đại. Những đường lối mà Thiên Chúa sẽ dùng là những cá nhân, những dân tộc với sự cấu thành thế giới và tương lai của nó không chỉ là sự xuất hiện nhất thời. Israel vẫn có một tương lai xán lạn phía trước, duy nhất mà ánh sáng của nó sẽ toả sáng trước toàn thế giới. Do Thiên Chúa là ánh sáng và là tình yêu, làm thế nào để có thể muốn điều gì khác nữa cho nhân loại? Bóng tối mà đôi lúc chúng ta có thể trải qua tưởng như bị lấn áp nhưng chỉ là tức thời. Khi chúng ta nhìn quanh vào những thung lũng âm u mà những tưởng là trải nghiệm trong hiện tại, chúng ta có thể kiên quyết không bị để chúng nuốt chửng. Bền tâm, vững chí và tận tuỵ là điều thiết yếu. 

Chúng ta có thể hỏi tại sao bao gồm cả những dân ngoại không phải là người Do Thái đã bị kìm kẹp vây hãm hàng bao thế kỷ. Sự bí mật, tại sao? Mượn từ biệt ngữ của cộng đồng thông minh, những kế hoạch của Thiên Chúa diễn ra trên nền tảng nghiêm ngặt cần biết. Thiên Chúa đã bộc lộ một phần kế hoạch thiêng liêng này khi con người quyết tâm để hiểu biết và lãnh nhận. Khái niệm “bao gồm” với sự nhận xét đối với Thiên Chúa quả thật là khó để lãnh nhận tất cả những khía cạnh của nó và thời điểm xảy ra chúng ta đã thất bại hoàn toàn. Mặc dù chúng ta có thể tán thành ý niệm này, vẫn có một khuynh hướng để đặt ra những điều kiện trong thâm tâm và làm thành những bản liệt kê của những người được loại trừ. Ý tưởng sở hữu và điều khiển Thiên Chúa mất đi thực sự rất khó khăn.

Câu chuyện của Thánh Matthêu về sự Giáng Sinh của Chúa Giêsu mang sự gắn kết với rất nhiều luồng tiên tri. Có cùng sự giằng co của cuộc chiến cổ xưa giữa ánh sáng và bóng tối, hy vọng và sợ hãi. Quả thật ánh sáng bước vào thế giới, và khi đó, những ranh giới và danh hiệu ít được tính đến. Ánh sáng được nhận biết đầu tiên bởi một đoàn nhà thông thái hay những Đạo sĩ Zoroaster từ những quốc gia Đông phương - những môn đồ của những truyền thống và những tín ngưỡng khác. Những nhà thông thái đã khởi sự một cuộc hành trình dài đằng đẵng và hiểm nguy để tôn thờ vị vua của những vua và dâng lên Người sự tôn vinh xứng đáng. Nhưng vừa lúc ánh sáng là nguyên do niềm vui và hy vọng đối vơi một số người, thì nó lại sinh ra sự sợ hãi và ganh ghét đối với những người khác. Sự cai trị điên rồ của Herod Đại đế bị đe doạ bởi những gì mà ông ta nhận thấy một sự thách thức đối với uy quyền của mình. Herod - người cai trị Judea - chính ông đã cai trị một cách trớ trêu bởi sự sợ hãi, và trong suốt cuộc đời bạo tàn và khát máu, sự sợ hãi này đã tiêu diệt mọi người xem đó là một mối đe doạ. Ông đã cố gắng đưa ra những mánh khoé và đánh lừa những nhà thông thái để tiết lộ nơi Chúa Giêsu sinh ra với mục đích duy nhất - giết chết Người.

Cùng với sự sợ hãi đổi thay, mất quyền lực và sự bẽ mặt nằm tại gốc rễ của vô số những bạo lực và sự chia rẽ của chúng ta và là một nhân tố trong những cuộc chiến văn hoá đang xảy ra. Có lẽ chúng ta có thể noi theo gương các đạo sĩ bằng việc sùng bái và phục vụ ánh sáng không có sự cố gắng, xác định hay quyền lực điều khiển. Nếu chúng ta ngước mắt trông lên hoàn cảnh tức thời của chúng ta, chúng ta có thể quan sát một vì sao phía chân trời mà không bao giờ ngừng dìu dắt và hướng dẫn nhân loại - ít nhất cho những ai với một trái tim rộng mở và ánh mắt trông theo.

(Nguồn: Regis College – The School of Theology)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét