Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

Điều gì làm nên con người ?

VRNs (28.05.2012) – IgnitumToday.com – Bạn có biết übermensch (siêu nhân – Đức ngữ) của Nietzsche? Hơi khó để xác định điều đó thực sự có ý nghĩa gì, nhưng để bắt đầu thì phải nói đến một siêu nhân – và theo triết lý của ông, siêu nhân là người tạo nên các giá trị mới – những điều xuất hiện khi Chúa chết hoặc ngừng hiện hữu.
Tôi không biết có nên lắng nghe một triết gia vô thần hay không, hoặc có nên tin ông ta nói về con người hay không. Ngày nay, những gì tạo nên một con người thì thường bị che khuất bởi các ý tưởng của con người theo lối sống tình dục và ưa mua sắm. Không phải là không có gì sai với điều đó.
Vấn đề là yếu tố cá nhân của con người hiện đại đã che giấu những gì mình theo đuổi sự hiệp nhất với Thiên Chúa. Giống như một người theo đuổi khái niệm trở thành “siêu nhân cá thể”, quên chính trách nhiệm của mình là một Kitô hữu. Con người hiện đại nghĩ rằng Kitô giáo làm nên con người!
Phụ nữ có thể muốn như vậy. Tôi tin rằng nam giới và nữ giới được tạo dựng khác nhau nhưng bình đẳng trong cách nhìn của Thiên Chúa, tôi muốn nói về các Kitô hữu và xác nhận là huynh đệ trong Đức Kitô! Cái gì có thể “con người” hơn Kitô giáo? Đối với các thế hệ, chúng ta đã có nhiều các thánh bị giết, bị sư tử xé xác và bị hành hạ vì Chúa.
Trải qua lịch sử, những người đàn ông đã hướng dẫn Giáo hội: Ambrose ở Milan, Augustine ở Hippo và Cyril ở Alexandria, bằng ý chí sắt thép của mình, họ đã rao giảng chân lý của Kitô giáo trong thế giới văn minh, tiếp tục những gì các Tông đồ đã làm. Còn thời Trung cổ, khi Thập tự quân đã chiến đấu bảo vệ Tây phương chống lại quân xâm lăng Saracen và Seljuk, thì sao? Ttinh thần thượng võ và sự tôn trọng luôn là một phần của Kitô giáo, đặc biệt là Công giáo.
Trong lịch sử, có nhiều người Công giáo đã sống xứng đáng danh xưng của mình. Chẳng hạn chúng ta đã có Don John của Áo quốc, người đã hướng dẫn Liên Đoàn Thánh (Holy League) chống lại các hạm đội Ottoman trong trận Lepanto. Rồi chúng ta còn có Chân phước GH Gioan Phaolô II, một trong những người chính đã góp công làm suy sụp chế độ Cộng sản và gọi là “thế giới thứ hai”. Con người thực sự là vậy!
Không lạ gì khi người khác thường gán cho Giáo hội là “dị ứng phụ nữ” (misogynous), dù không phải vậy: Vì Giáo hội nâng đàn ông lên mức một siêu nhân, là mục đích của nhân loại. Nhưng khái niệm về việc là một siêu nhân không là cái mà Nietzsche và các triết gia theo thuyết hiện sinh hoặc thuyết hư vô (existentialist/nihilist philosophers) muốn đưa vào viễn cảnh!
Hiệp sĩ Vô nhiễm (The Knight of the Immaculata) và Thánh Auschwitz, Thánh Maximilian Kolbe viết: “Con người tiến bộ theo Ý Chúa thực sự là siêu nhân, siêu nhân này hơn cả các thiên tài”. Đúng vậy. Quan niệm của Thánh Maximilian về siêu nhân khá khác với quan điểm vô thần của Nietzsche.
Cũng vậy, cái gì “con người” hơn những người theo ý của Chúa Cha và hơn những người theo ý của Đức Kitô, Đấng vượt trên “tính trượng phu” nhưng đã chịu khổ nạn và chịu chết để tha tội cho chúng ta?
Sự theo đuổi của con người không thể bắt đầu từ chính mình, nhưng phải có sự hỗ trợ của Thiên Chúa, Đấng toàn năng, toàn trí và hiện hữu khắp nơi. Ngài thấy chúng ta trong mỗi động thái nhỏ nhất. Ngài biết chúng ta yếu đuối – khi chúng ta than khóc. Ngài thấy chúng ta khi chúng ta sợ hãi. Ngài thấy chúng ta khi chúng ta mất ý chí.
Vậy điều gì làm nên con người? Đó là sự can đảm: Can đảm bắt chước Đức Kitô, đức khiêm nhường của Ngài, tính hiền lành của Ngài và đức tuân phục của Ngài đối với Chúa Cha; can đảm cảm thấy đau đớn của khổ hình và can đảm chấp nhận đau khổ.
Tôi không biết cách nào để trở nên “con người” hơn. Chúng ta tới gần sự hoàn thiện hơn khi chúng ta làm theo Ý Chúa và đứng vững trong đức tin mà Chúa Thánh Thần đã tạo nên trong chúng ta. Trong mọi việc chúng ta làm, chúng ta đều làm vì sáng danh Chúa, luôn nghĩ rằng những điều đó sẽ biến chúng ta thành con người tốt hơn – như một nam nhi đại trượng phu (macho-man), rất giống Thập tự quân, các Giáo phụ, và các vĩ nhân trong quá khứ.
Bạn có là người có niềm tin Kitô giáo? Hãy nghĩ mình là con-người-thật, như một tông đồ, theo bước Đức Kitô, làm theo Ý Chúa Cha và được Chúa Thánh Thần linh hứng để trở thành một “siêu nhân” theo huấn lệnh của Thiên Chúa.
JARED DALE COMBISTA
TRẦM THIÊN THU
(Chuyển ngữ từ IgnitumToday.com)

Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

Bài Diễn Văn Của Ông Trùm Da Đỏ Seattle

Seattle (1786-1866) là ông trùm các bộ lạc da đỏ Duwamish và Suquamish lúc đó sinh sống bên vùng đông nước Mỹ. Sau khi đã tạo nên Khu vực Washington năm 1853, chính phủ Wahington « đề nghị » người da đỏ ký các hiệp định để mua đất của họ.
Người da đỏ biết là không thể nào từ chối được.

alt
(trùm gia đỏ Seattle)

Dưới đây là bài diễn văn hùng hồn và đau đớn của ông Seattle, trùm da đỏ, đọc trước thống đốc Isaac Stevens. Nhiều ý và căn dặn được nhắc đi nhắc lại, đọc lên thấy rất thấm thiết. Bài diễn văn này được coi là một bài học, một gia tài văn học thiêng liêng để đời và đã được dịch sang nhiều thứ tiếng.


BÀI DIỄN VĂN CỦA ÔNG TRÙM DA ĐỎ SEATTLE

Làm sao các người có thể mua bán khung trời và hơi ấm của đất ?
Ý nghĩ đó đối với chúng tôi thật kỳ lạ. Thế nếu chúng tôi không sở hữu cái mát mẻ của không khí và cái lung linh của mặt nước, thì các người làm sao mà mua ?
Mỗi mẩu đất này đều thiêng liêng cho dân tộc chúng tôi.


Mối cái kim óng ánh của lá thông, mỗi bờ cát, mỗi mảnh sa mù trong khu rừng âm u, mỗi bờ suối, mỗi tiêng vo vo của côn trùng đều là thiêng liêng trong ký ức và từng trải của chúng tôi.
Nhựa chấy trong thân cây mang đầy kỷ niệm của người dân da đỏ.

Linh hồn những người da trắng đã quên xứ mình sinh ra khi đi vào giữa các vì sao. Linh hồn những người chết chúng tôi không bao giờ quên trái đất tuyệt vời này, vì trái đất là mẹ của người da đỏ. Chúng tôi là thành phần của đất và đất là thành phần của chúng tôi. Hoa thơm là em gái chúng tôi, con hươu, con ngựa, con đại bàng là anh em chúng tôi. Các đỉnh núi, các chất ngọt trong đồng ruộng, hơi ấm con ngựa nhỏ, và con người, tất cả đều cùng một gia đình.

Cho nên khi ông Sếp Lớn ở Hoa Thịnh Đốn cho người tới nói ông muốn mua đất của chúng tôi, thì ông đã đòi hỏi rất nhiều ở chúng tôi. Ông Sếp cho nói là ông sẽ dành một nơi để chúng tôi có thể sống thoải mái với nhau. Ông sẽ là cha chúng tôi và chúng tôi sẽ là con cái của ông. Chúng tôi cũng phải xét đề nghị mua đất của ông. Nhưng cái đó quả thật là rất khó. Bởi vì đất này thiêng liêng đối với chúng tôi.

Nước lung linh chảy trong các giòng suối và giòng sông không phải chỉ là nước mà còn là máu của tổ tiên chúng tôi. Nếu chúng tôi bán đất cho các ông, thì các ông phải nhớ đất là của thiêng và mỗi phản chiếu đầy mấu sắc của mặt nước trong dưới hồ luôn nhắc nhở những biến cố và kỷ niệm cúa dân tộc chúng tôi. Tiêng nước suối thì thầm là tiếng của người cha của cha tôi.

Các con sông là anh em chúng tôi, đã cho chúng tôi đỡ khát. Các giòng sông mang thuyền chèo và nuôi các con tôi. Nếu chúng tôi bàn đất cho các ông, thì từ đây các ông phải nhớ, và phải dậy cho con các ông, là các giòng sông là anh em chúng tôi và cũng là anh em các ông, và các ông phải thân thương giòng sông như các ông thân thương huynh đệ các ông. Chúng tôi biết người da trắng không hiểu tập quán chúng tôi. Đối với họ, mảnh đất này cũng như mảnh đất kia, họ là người ngoại xứ ban đêm đến lấy của đất cái gì họ cần. Đất không phải là anh em họ, mà là kẻ thù, khi họ lấy được thì họ tiến nữa. Họ bỏ mồ mả của tổ tiên mà không trăn trở gì. Họ lấy đất của con cái mà không trăn trở gì. Mồ mả của tổ tiên và gia tài của con cái họ bị rơi vào quên lãng. Họ coi mẹ, đất đai, anh em, trời đất, như là đồ vật mua bán, cướp phá, bán đi như bán những con cừu, hay những hạt ngọc óng ánh. Lòng tham lam sui họ nghiến ngấu đất đai và chỉ còn để lại một cái sa mạc.

Không có nơi nào an bình trong các tỉnh của người da trắng. Không có chỗ nào để nghe tiếng lá cuộn mình trong mùa xuân, hay tiếng cọ sát của cánh những con bọ. Cũng có thể vì tôi là người man rợ nên tôi không hiểu. Những tiếng động đó hình như chỉ nhức tai họ. Sống làm chi nếu con người không nghe thấy tiếng kêu lẻ loi của con én hay tiếng trò chuyện tào lao của các con ếch trong cái ao ban đêm ? Chắc tôi là người da đỏ nên tôi không hiểu. Người chúng tôi ưa tiếng gió êm ru lườn trên mặt hồ, ngay cả mùi của gió đã được nước mưa trưa nay rửa sạch, hay đã được lá thông đã cho thêm hương thơm.

Không khí rất trân quí cho người da đỏ, vì mọi sự đều chia nhau một hơi thở.

Súc vật, cây cối, con người. Đều chung với nhau một hơi thở.

Người da trắng hình như không để ý đến không khí họ thở. Như người phải để ra mấy ngày mới tắt thở, họ không biết mùi hôi thối. Nếu chúng tôi bán đất này cho các ông, các ông phải nhớ là không khí rất trân quý cho chúng tôi và nhớ là không khí chia xẻ hồn nó với những sinh vật nó nuôi sống. Cơn gió đã cho ông cha chúng ta hơi thở đầu cũng là cơn gió đã nhận ở ông cha chúng ta hơi thở cuối cùng. Nếu chúng tôi bán đất này cho các ông, các ông phải giữ riêng nó và coi nó là thiêng liêng, là nơi mà cả người da trắng các ông cũng được đến để hưởng làn gió đã được dịu lại với hương hoa của đồng nội. Chúng tôi phải xét đề nghị của ông. Nhưng nếu chúng tôi nhận lời, thì tôi cho các ông một điều kiện : người da trắng phải coi các sinh vật trên mảnh đất này như những anh em !

Tôi là người man rợ, tôi không biết cách sống khác !

Tôi đã thấy xác một ngàn con bò rừng thối rữa trên cánh đồng, bỏ lại khi các người da trắng từ trên các chuyến tầu hỏa đi qua bắn chúng nó chết. Tôi là một người man rợ, tôi không hiểu tại sao con ngựa sắt phun khói của các ông lại quan trọng hơn những con bò rừng mà chúng tôi chỉ giết để sinh sống.

Con người là gì nếu không còn thú vật ? Nếu tất cả thú vật đều mất hết, con người sẽ chết trong một tâm linh lẻ loi. Bởi vì cái gì đến cho thú vật rồi sẽ đến với con người. Mọi sự trên đời đều liên can với nhau.

Các ông phải dạy cho con cháu là đất chúng bước lên được tạo bởi tàn hương của tổ tiên. Dạy cho chúng biết tôn trọng đất, bảo chúng là đất được giầu có bởi đời sống của giòng giõi. Dạy cho con cái các ông những điều mà chúng tôi dạy cho con cái chúng tôi, là đất là người mẹ. Cái gì xẩy đến cho đất sẽ xẩy đến cho con cái của đất. Ai khạc nhổ lên đất là khạc nhổ lên chính mình !
Ít nhất chúng tôi cũng biết điều này : là đất không thuộc về người mà người thuộc về đất. Điều đó chúng tôi biết. Mọi điều đều liên đới với nhau như máu mủ trong một gia đình. Mọi sự đều liên đới với nhau.

Cái gì đến với đất sẽ đến với con cái của đất.

Không phải con người đã xây lên cái khung của cuộc đời. Người chỉ là một sợi giây. Cái gì người làm cho cái khung của cuộc đời là họ làm cho chính mình.


Dù người da trắng được thượng đế của họ đi cùng và nói chuyện như những người bạn, họ cũng không thể vượt qua được số mạng chung. Nói cho cùng, chúng ta và người da trắng có thể cũng là anh em. Để rồi xem sao. Có một điều chúng tôi biết, điều mà người da trắng có thể một ngày kia sẽ khám phá ra, là chúng ta có cùng một thượng đế. Có thể bây giờ các người cho là đã có được thượng đế của các người như các người muốn sở hữu đất đai của chúng tôi. Nhưng các người không làm được điều đó. Vì thượng đế là của mọi người và lòng từ bi dành cho người da trắng và cho người da đỏ đều như nhau. Đất là của quý của trời. Phá hại đất là mang nặng khinh khi với đấng tạo hóa đã sinh ra đất. Rồi người da trắng cũng sẽ bị tiêu diệt, có thể trước các bộ lạc khác. Làm lây trùng cái giường, các người đêm sẽ ngủ trong xu uế của chính mình.

Rồi khi chết các người sẽ huy hoàng với đầy sức mạnh của thượng đế đã đem các người đến vùng đất này, rồi vì một sứ mạng nào đó, đã giúp các người ngự trị vùng đất này và ngự trị dân da đỏ. Cái định mệnh đó là một bí hiểm cho chúng tôi, vì chúng tôi không hiểu khi tất cả những con bò rừng đã bị tàn sát, các con ngựa đã bị chế ngự, những góc bí mật của các khu rừng đã mang đầy hơi của những nhóm người, và các ngọn đồi đầy hoa đã bị tàn lụi bởi những người đến nói bi bô.

Thì dẫy rừng đâu ? Đã biến mất. Và con đại bàng đâu ? Đã biến mất.

Ngày tận cùng của sự sống, ngày bắt đầu của sự sống còn.

Trùm da đó Seattle, 1854.


Dịch giả Blogger Nguyễn Vạn An dịch từ bản đã dịch sang Pháp Ngữ

Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

Người Hà Nội sợ

Người Hà Nội mặc áo “na tô” di dép lốp đội mũ cối (trước đây) và người Hà Nội đầu trọc lóc xăm trổ đầy mình cưỡi xe SH (hiện nay), những “quân khu thủ đô” ấy tạo ra ấn tượng về những con người có khả năng không biết sợ là gì. Nhìn chung người Hà Nội thường ghê gớm, đã thế lại còn nói năng hiểm hóc, vòng vèo, đang rất trơn tru hiền dịu bỗng đâu nảy ra một cái ý gì đó thật là xỏ xiên, mai mỉa, gây choáng váng cho cả những “đầu gấu” của những miền khác.

Thế người Hà Nội sợ gì?

Có thể họ sợ sáng ngủ dậy Hồ Gươm của họ bị bứng đi đâu mất, hoặc bị công ty xây dựng nào đấy san phẳng xây cao ốc mấy chục tầng chăng? Hay sợ sáng ngủ dậy không có phở mà ăn (vào “thời phoóc-môn” vẫn có khối người Hà Nội mặt mũi lầm lì vào quán phở, không khác nào các chiến sĩ trên bức tượng “Quyết Tử”), sợ tối về góc phố không còn quán nước mà ngồi (giờ thì không còn là “trà đá hóng gió” nữa mà mốt đang triền miên “trà chanh chém gió”), sợ đêm thì hàng quán cháo gà miến ngan bị công an phường chạy xe thùng tới dẹp bỏ? Hay họ sợ gió Lào, sợ gió mùa Đông Bắc, sợ cúp điện và sợ thất tình?

Cũng có thể họ sợ đi ngoài phố bị sa xuống ổ gà. Đi trên phố phường Hà Nội mà khôn ngoan ra thì cố mà cúi đầu xuống nhìn đường, phố rộng nhất thủ đô cũng có những cái hố sâu hoắm như ở một khu đầm lầy trong rừng nhiệt đới, nơi sang trọng nhất cũng có thể có một nắp cống không hiểu từ bao giờ đã ngạo nghễ hé lên.

Nhưng hiểm họa đáng sợ nhất ở Hà Nội không phải là từ mặt đất. Hiểm họa từ trên trời rơi xuống mới thật là kinh khủng.

Nhìn những cô gái, và cả những bà già, nói tóm lại là phụ nữ sống ở Hà Nội, cứ ra phố là bịt mặt mặc áo chống nắng thì biết: cái áo chống nắng qua nhiều mùa giờ đã cải tiến rõ rệt, có những loại áo dài đến tận mắt cá chân, biến phụ nữ Hà Nội thành những con chiên đạo Hồi tình cờ và tự nguyện. Điều quái lạ là rất nhiều khi những bộ quần áo ấy mở ra, ta thấy bước ra từ bên trong không phải là một giai nhân da trắng như tuyết mà lại là một người phụ nữ da rất đen. Da đen thế thì sao lại phải cố giữ cho trắng? Chẳng biết, chỉ biết mặt trời là một hiểm họa đương nhiên. Điều này nhìn chung là nghĩ mãi thì cũng hiểu được: ở ngoài biển giờ đây phụ nữ (và cả đàn ông, tất nhiên) vẫn hay mặc nguyên quần áo nhảy xuống vầy nước, thì tại thành phố cái sự quần áo có hơi phi logic một chút thì cũng đâu có vấn đề gì.

Một lưu ý quan trọng với người đi lại ở thành phố Hà Nội: hãy cố mà bảo vệ mặt trận trên cao của mình. Một cành cây to tướng rơi trúng vào đầu người đi xe máy hoặc khách bộ hành là chuyện không hề hiếm. Rồi còn có thể rơi từ cành cây xuống những thứ gì thật lạ, thường là túi rác nhà trên tầng cao ném xuống, ông chủ nhà tối làm tí bia rồi nên hơi yếu tay, túi rác không xuống được đến lòng đường mà mắc lại ở lưng chừng không gian. Thậm chí có những lúc cả đoạn dây điện dài loằng ngoằng như rắn rết thuồng luồng chụp xuống; vốn dĩ người Hà Nội đã không còn lạ những câu chuyện về điện giật trên đường từ rất lâu rồi. Điều này còn kinh hãi hơn nữa: Hà Nội là công trường xây dựng trường thiên của hàng chục năm nay, điều đó ai cũng rành lắm, nhưng kinh nghiệm của hàng chục năm trời vẫn không giúp cho người ta hiểu rằng những cái cần cẩu xoay xoay tít trên cao kia có thể dội những trận bom sắt và bê tông đích thực xuống dưới phố, vì cần cẩu luôn luôn cần những khối bê tông chặn đằng sau đít cho “cân”. Đứng đợi đèn đỏ, nhiều lúc bạn sẽ giật mình khi nhìn thấy bóng cần cẩu hắt xuống mặt đường, hăm dọa còn hơn những con diều hâu vùng núi.

Và cũng đừng vừa đi vừa ngửa cổ nhìn lên trời (nhất là đừng há miệng). Một là “bọn xấu miệng” sẽ nói bạn là người “mắt đếm lá chân đá ống bơ” (nghĩa là bị dở người), hai là bạn rất dễ bị ve tè vào mặt. Rất nhiều chuyên gia xã hội học đã đau đầu tìm hiểu mà không biết tại sao dân Hà Nội đầu gấu thế mà lại răm rắp tuân thủ luật quy định đội mũ bảo hiểm. Thì tự dưng có một cái cớ khiến người ta không phải mất mặt mà vẫn bảo vệ được từ phía trên đầu, quá là tiện. Đội mũ bảo hiểm rồi, dân phố cổ rất hiên ngang đi qua bên dưới cầu chui kể cả lúc có đoàn tàu chạy qua bên trên. Trước đây, có khi toàn bộ người đi đường dừng cả lại khi xảy ra hiện tượng ấy, vì ai mà biết được từ trên cao kia có thể rơi xuống cái gì vào đầu.

Ai mà biết được cái gì sẽ rơi trúng đầu mình, đó là triết lý sống của người Hà Nội. Ai mà biết được từ trên trời rơi xuống cái gì trúng vào xóm cô đầu Khâm Thiên xưa kia. Ai mà biết sự bất ngờ có thể đáng sợ đến như thế nào.

Nguồn: Nhị Linh

Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2012

Thói hư tật xấu của người Việt: Ích kỷ, khôn vặt, vụng nói chuyện, học để kiếm gạo, ...

Vương Trí Nhàn - Thói hư tật xấu người Việt

Ích kỷ và khôn vặt
(Nguyễn Đỗ Mục, Đông dương tạp chí, 1914)


Cái tật ích kỷ vốn là một thứ hay lây: Trông thấy những vườn hoa cây cảnh ở sân nhà trường hay ở nơi đền chùa, hoặc cạnh đường đi lối lại, đã không biết giữ gìn để làm một cái cảnh vườn chung thì chớ, nhiều người lại còn đang tay bẻ tàn bẻ hại, để đem về nhà mà chơi thích chí lấy một mình. Cái chứng ích kỷ đã mọc ra, đến lúc lớn lên thành ra một người đi đến đâu phá hủy đến đấy. Cũng vì lẽ đó mà dân An Nam không mấy khi có được cảnh vui chung (1), ai có muốn chơi cảnh thì lại phải xây một vài cái bể cạn hay là bầy mươi lăm cái chậu con để làm một khu vui riêng mà không chung chạ với ai cả. Dần dần nảy ra một cái tư tưởng đáng cười, đáng khinh, đáng ghét, đáng sợ là hai chữ ích kỷ, mà một câu "ăn cỗ đi trước lội nước đi sau" đủ vẽ hết được ruột gan.

(1) tức là không có các loại công viên hoặc khu giải trí công cộng


---------------------------------------------------
Vụng nói chuyện
(Nguyễn Văn Vĩnh, Đông dương tạp chí, 1914)


Ai có ý đến những nơi họp tập, hoặc là chỗ chơi bời thì thực là buồn thay cho cái trí dục của những người đời nay. Ngoại giả chuyện cô đầu, chuyện cờ bạc, chuyện hát tuồng, chuyện chim chuột, chuyện quần áo còn thì không mấy khi được nghe những câu chuyện lý thú, làm tỏ được học vấn kẻ nói, lợi được trí khôn người nghe.


Mà xem như trong cách nói chuyện, thì thiếu niên (1) ta nghe lại có ý thích những câu chuyện tầm thường, nói chuyện để mà khoe cho người nọ người kia biết cát cách của ta chơi xa xỉ hoặc là kỳ khu... Ai ăn nói có tư tưởng cô tỏ học vắn thì thường người nghe thích nhưng ít cầu, vì câu chuyện cô nghĩa, làm cho phải nghĩ, phải đối đáp nhọc mệt... Người nói chuyện hay, cũng có kẻ phục là người có ích, nhưng trong cái phục có cái ghen cô cát ghét. Ghen là vì ở đâu đến cướp mất tai kẻ nghe, ghét là vì ở đâu đến làm tỏ cái nhàm của câu cười cợt tầm thường người ta đang thú.


(1) Hồi đầu thế kỷ XX, chữ thiếu niên không phải dùng để chỉ lớp thiếu nhi từ l0 đến 14 tuổi như bây giờ. Mà có nghĩa là người trẻ tuổi, tức lớp thanh niên 18 tuổi trở lên.


---------------------------------------------------
Học để kiếm gạo
(Phan Bội Châu, Lời hỏi các bạn thanh niên, 1928)


Đi học để kiểm gạo (1), tệ hại lớn lắm. Vì cốt kiểm gạo thời cái mục đích đã dở hoặc nhân vì mục đích đó mà sinh ra hay giả dối, hay tham lợi riêng, cốt được gạo thời thôi, đạo đức mà chi, hợp quần mà chi, ái quốc mà chi, trăm việc hỏng trớt.


(1) hiểu theo nghĩa rộng: chỉ cốt sinh lợi, có tiền.


Theo: Báo Thể thao & Văn hóa

Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2012

Phần Quan Trọng Nhất.

image


Hnh phúc không ch là n cười,
Mà còn là git nước mt trên b vai tin cy.

Khuyết danh.


Hồi nhỏ có lần mẹ hỏi tôi: “Con có biết phần nào của cơ thể con người là quan trọng nhất?”.

Tôi ngước nhìn mẹ, mẹ đã một mình tần tảo nuôi nấng chị em tôi khi cha qua đời. 
Tôi chợt nghĩ đôi bàn tay là cần thiết nhất đối với con người, bởi mẹ đã làm tất cả mọi việc chỉ với đôi bàn tay ấy.

image

Mẹ trầm ngâm:
_ Có thể con có lý nhưng đó chưa phải câu trả lời đúng nhất.

Trong một lần đi thăm trường khiếm thị, tôi cho rằng việc nhìn thấy được là điều quan trọng nhất, vì thế câu trả lời của tôi là đôi mắt. 
Mẹ nhìn tôi nói:
_ Vẫn chưa đúng con ạ.

image

Mãi đến một hôm, khi tôi cùng mẹ đi dự đám tang của một bác hàng xóm bị tai nạn. 
Những người con khóc ngất trước linh cửu người cha đã bất ngờ vĩnh viễn ra đi. 
Mọi người chung quanh xúc động cùng dìu đỡ và chia sẻ với những người con trong cơn đau mất mát.

Trên đường về, mẹ chợt khẽ nói:
_ Con ạ, đôi vai chính là phần quan trọng nhất của con người.
_ Vì đó là nơi nâng cái đầu phải không mẹ?
_ Không phải thế, bởi đó là nơi con người có thể tựa vào để khóc mỗi khi buồn, bị tổn thương hay gặp bất hạnh trong cuộc sống. 

Ai cũng cần có một “bờ vai” để nương tựa trong tinh thần. Mong sao con có thể tìm được cho mình những bờ vai để cùng sẻ chia sau này. Và con cũng sẽ là một bờ vai cho ai đó tựa vào những khi cần thiết con ạ.

image

Sau này lớn lên, tôi mới hiểu hết ý nghĩa của câu nói đó, biết bao lần tôi đã cần đến một bờ vai như thế. 

Và cuộc sống sẽ hạnh phúc biết bao nếu chúng ta biết cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của ai đó bằng tình cảm chân thật của mình.


BM